Nguyên nhân cơ bản, hạn chế áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụán hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 83)

25 BLHS Không có tội 2001 11/11 1/1 7/7 1/1 2/

2.2.Nguyên nhân cơ bản, hạn chế áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Nguyên nhân của những hạn chế áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND tỉnh Bắc Ninh có thể đ−ợc xem xét, đánh giá ở nhiều góc độ, cấp độ khác nhaụ Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả xin dừng lại ở những vấn đề cơ bản và chủ yếụ Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế trong công tác KSĐT những vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến năm 2005; Có thể đ−ợc phân thành những nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân chủ quan.

2.2.1. Những nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về điều tra các vụ án hình sự nói riêng ch−a đ−ợc xây dựng hoàn thiện, còn nhiều lỗ hổng, có nhiều những quy định chung chung, bất cập ch−a đáp ứng đ−ợc đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm hình sự.

Tr−ớc tình hình này, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới đã đánh giá: "Pháp luật trong lĩnh vực t− pháp ch−a hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở" [10].

Trong những năm qua, công tác lập pháp của Quốc hội đã có nhiều cố gắng, nhất là kể từ khi Nhà n−ớc ta ban hành hai bộ luật quan trọng: Đó là BLHS năm 1999 và BLTTHS năm 2003; liên ngành nội chính Trung −ơng đã ban hành nhiều Thông t−, h−ớng dẫn việc áp dụng pháp luật trong những lĩnh vực t−ơng đối cụ thể; các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hàng năm cũng đã h−ớng dẫn, giải thích nhiều vấn đề còn v−ớng mắc trong quá trình thực hiện BLHS và BLTTHS hiện hành.

Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, vẫn còn nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề còn bất cập, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Thông qua các tập san chuyên ngành, thông qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng vẫn th−ờng xuyên có nhiều ý kiến đóng góp về việc sớm sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điều tra các vụ án hình sự. Ví dụ, tại Tạp chí Kiểm sát số 24, tháng 12/2005 đã thống kê 18 vấn đề còn bất cập, cần sớm có quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế áp dụng pháp luật; đó là những vấn đề: giải quyết tin báo tội phạm, phê chuẩn khởi tố bị can, trách nhiệm của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, vấn đề ng−ời bào chữa …

Sự không hoàn thiện của pháp luật là những nguyên nhân khách quan, tác động đến áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự. Đây là vấn đề

mà các nhà làm luật và các nhà quản lý cần quan tâm, nếu muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong KSĐT vụ án hình sự hiện naỵ

- Nguyên nhân từ diễn biến tình hình phức tạp của tình hình tiêu cực xã hội làm tăng số l−ợng tội phạm, ng−ời phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Kinh tế thị tr−ờng ở n−ớc ta những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu quan trọng; tuy nhiên phát triển kinh tế thị tr−ờng cũng bộc lộ nhiều mặt trái, tiêu cực, nhất là nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà n−ớc; thất nghiệp ngày một gia tăng do làm ăn thua lỗ của nhiều doanh nghiệp và những ng−ời đến tuổi lao động không tìm đ−ợc việc làm, gây những bức xúc, căng thẳng cho xã hộị Sự phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo giữa các tầng lớp, giữa các vùng khác nhau đang làm nẩy sinh các mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân; sự cạnh tranh không lành mạnh có tính chất chụp giật; hình thành tâm lý tiêu cực, coi trọng đồng tiền mà phá bỏ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc …

Những yếu tố tiêu cực nói trên tác động trực tiếp, làm tăng nhanh tình hình tội phạm, với diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tính chất, mức độ của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra phá án, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, trong khi BLTTHS quy định rất chặt chẽ những căn cứ, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra các vụ án hình sự. Đây cũng là lý do hạn chế việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự.

- Một nguyên nhân khác làm cho hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế nh− hiện nay, là công tác giải thích, h−ớng dẫn áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập. "Công tác xây dựng, giải thích, h−ớng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực t− pháp còn nhiều bất cập và hạn chế" [10, tr. 2]. Theo quy định tại Điều 97 Hiến pháp n−ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 1999 thì ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, Luật, pháp luật; trong đó có BLTTHS. Tuy nhiên, việc giải thích luật, pháp luật của ủy ban Th−ờng vụ Quốc hội còn ch−a đ−ợc thực hiện th−ờng xuyên. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các thông t− h−ớng dẫn luật nh−ng đến nay theo số liệu nắm đ−ợc Chính phủ còn ch−a ban hành hàng trăm thông t− h−ớng dẫn luật; do đó, nhiều luật đã ban hành có hiệu lực pháp luật nh−ng vẫn không đ−ợc thực hiện bởi ch−a có thông t− h−ớng dẫn của Chính phủ. Các thông t− h−ớng dẫn liên ngành, các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có cố gắng h−ớng dẫn, giải thích, quy định một số lĩnh vực cụ thể nh−ng vẫn ch−a đủ, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu thực tế xảy rạ

- Cơ sở vật chất, ph−ơng tiện làm việc còn thiếu thốn, lạc hậu cũng là một nguyên nhân ảnh h−ởng đến chất l−ợng và hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh. Là một tỉnh mới đ−ợc tái thành lập, do vậy hệ thống công sở tuy đã đ−ợc xây dựng mới nh−ng đã xuống cấp; nơi làm việc chật hẹp; các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, sinh hoạt vừa thiếu vừa lạc hậụ Hiện tại mỗi đơn vị cấp huyện chỉ có một máy vi tính, ch−a đơn vị nào kể cả cấp tỉnh có phòng hỏi cung bị can, phòng tiếp công dân riêng biệt. Các đơn vị cấp huyện, thành phố còn thiếu các trang thiết bị cho hoạt động KSĐT chuyên dụng nh− máy ghi âm, máy chụp ảnh...

2.2.2. Những nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân nằm trong khả năng của các chủ thể áp dụng pháp luật và chính bản thân các chủ thể áp dụng pháp luật có khả năng loại bỏ những nguyên nhân đó mà không bị chi phối của những nguyên nhân bên ngoàị

- Năng lực, trình độ của cán bộ, kiểm sát viên VKSND tỉnh Bắc Ninh hiện nay còn thể hiện nhiều hạn chế. Pháp luật tố tụng hiện hành quy định kiểm sát viên là ng−ời tiến hành tố tụng, có khả năng tự chịu trách nhiệm về các hành vi pháp lý của mình khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ đ−ợc giao; là ng−ời đề

xuất, tham m−u với lãnh đạo VKS trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực nhiệm vụ đ−ợc giaọ Vì vậy, năng lực, trình độ của cán bộ, kiểm sát viên có ý nghĩa, ảnh h−ởng lớn đến chất l−ợng, hiệu quả công tác.

Tr−ớc hết, công tác đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ, kiểm sát viên vẫn còn thể hiện ch−a quan tâm đúng mức; sau những năm 1975, 1980, ngành kiểm sát nói chung và ngành kiểm sát Bắc Ninh nói riêng đã tiếp nhận hàng loạt những chiến sĩ quân đội, những cán bộ ngành khác vào ngành Kiểm sát nhân dân. Đội ngũ cán bộ này hoàn toàn ch−a có năng lực, nghiệp vụ kiểm sát; ch−a qua tr−ờng lớp, đào tạo về trình độ pháp luật. Ngành kiểm sát đã phải tổ chức cho họ đi học các lớp ngắn hạn; vừa làm vừa học theo các hệ chuyên tu, tại chức, luân huấn… Đến nay đội ngũ cán bộ này về cơ bản đã học xong các lớp đổi bằng cử nhân luật.

Từ việc đào tạo không chính quy, không cơ bản này đã làm cho kiến thức pháp lý của cán bộ, kiểm sát viên còn nhiều hạn chế. Phần nhiều kiểm sát viên có kiến thức thực tế nh−ng kiến thức về lý luận còn yếụ Nhiều cán bộ, kiểm sát viên nhận thức không đầy đủ về pháp luật; nhất là nhận thức của BLHS, BLTTHS và các h−ớng dẫn của Liên ngành Trung −ơng. Do chỉ quan tâm tới những kinh nghiệm, còn xa rời với lý luận dẫn tới ngại tiếp xúc, thực hiện những cái mới, cái hiện đại; tạo nên sức ỳ lớn trong nhận thức, không chịu rèn luyện phấn đấụ Trong khi đó, lực l−ợng sinh viên đã có bằng cử nhân luật chính quy, có trình độ, có nhiệt tình công tác nh−ng không có cơ hội để đ−ợc tuyển dụng vào ngành kiểm sát do biên chế của ngành có hạn. Chế độ đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận, tạo nguồn còn bất cập; nếu không có ph−ơng án đào tạo, tạo nguồn thích hợp thì ngành Kiểm sát có nguy cơ tụt hậu so với các ngành khác.

Còn một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, l−ơng tâm nghề nghiệp ch−a cao; ý thức tổ chức kỷ luật còn yếu kém; còn có những cán bộ, kiểm sát viên vi phạm pháp luật gây ảnh h−ởng đến uy tín của ngành Kiểm sát nhân dân.

Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, tự kiểm tra của VKSND các cấp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự còn hạn chế.

Công tác chỉ đạo điều hành trong ngành Kiểm sát chủ yếu đ−ợc thực hiện thông qua công tác kiểm tra việc lập kế hoạch công tác hàng năm; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu công tác hàng năm; thông qua các báo cáo chuyên đề trong từng khâu công tác kiểm sát, các biện pháp nghiệp vụ cụ thể. Đơn vị cấp trên th−ờng một năm chỉ kiểm tra đơn vị cấp d−ới đ−ợc một đến hai lần; các phòng nghiệp vụ của VKS tỉnh chỉ tập trung công tác chuyên môn của đơn vị mình, ít có điều kiện để chỉ đạo, h−ớng dẫn cấp d−ớị

Công tác kiểm tra, nhiều cuộc mang tính kiểm tra nội bộ, hình thức; các vi phạm th−ờng đ−ợc lặp đi lặp lại nhiều năm nh−ng vẫn chỉ dừng lại ở kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Ch−a có biện pháp xử lý dứt điểm đối với những sai phạm đã mắc phảị

VKSND tỉnh Bắc Ninh, trong nhiều năm trở lại đây ch−a thật sự quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kiểm sát viên. Nhiều cán bộ, kiểm sát viên mong muốn và có điều kiện xin đi học để nâng cao trình độ về chính trị, trình độ về chuyên môn nh−ng ch−a đ−ợc đáp ứng.

Kết luận ch−ơng 2

Ch−ơng 2 của luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh trong năm năm 2001 - 2005. Tác giả đã tập trung phân tích việc áp dụng pháp luật trong các khâu công tác kiểm sát nh−: kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát áp dụng các biện pháp ngăn chặn, tạm đình chỉ, đình chỉ các vụ án hình sự, trả hồ sơ để kiểm tra bổ sung … từ đó phân tích, đánh giá và nhận xét những nguyên nhân cơ bản làm hạn chế đến hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự.

Ch−ơng 3

Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất l−ợng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án

hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung −ơng Đảng (khóa VIII) khi đề cập đến nhiệm vụ cải cách t− pháp đã nêu: "Hoạt động t− pháp là nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm" [7, tr. 56].

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung −ơng Đảng Cộng sản Việt Nam "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới" đã nhấn mạnh: VKS các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động t− pháp. Hoạt động công tố phải đ−ợc thực hiện ngay khi khởi tố vụ án hình sự và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và ng−ời phạm tội; xử lý kịp thời những tr−ờng hợp sai phạm của những ng−ời tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ.

Nâng cao chất l−ợng công tác KSĐT các vụ án hình sự là trách nhiệm, là nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành Kiểm sát. Từ cơ sở lý luận, từ hoạt động thực tiễn của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh; xuất phát từ chủ tr−ơng của Đảng về cải cách t− pháp. Học viên thấy rằng để nâng cao chất l−ợng công tác KSĐT các vụ án hình sự đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, có tính hệ thống; những giải pháp có thể chia thành hai nhóm:

- Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS trong KSĐT các vụ án hình sự.

- Nhóm giải pháp thực hiện pháp luật trong hoạt động áp dụng pháp luật của VKSND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan hữu quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụán hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Trang 76 - 83)