Vai trò của kiểm sát điều tra và những yêu cầu cơ bản về việc nâng cao chất l−ợng áp dụng pháp luật của viện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụán hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Trang 58 - 64)

bản về việc nâng cao chất l−ợng áp dụng pháp luật của viện kiểm sát nhân dân trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

1.3.1. Vai trò của áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND có vai trò và nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế XHCN; bảo vệ chế độ XHCN và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà n−ớc, của tập thể; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân; bảo đảm mọi hành vi vi phạm tới lợi ích của Nhà n−ớc, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phải đ−ợc xử lý theo pháp luật.

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; kích thích t− duy pháp lý mới; tạo thói quen tuân thủ pháp luật. Thực tế thấy rằng, các quy phạm pháp luật nói chung và các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KSĐT nói riêng đều đ−ợc kiểm nghiệm qua công tác KSĐT, kiểm nghiệm về tính phù hợp hay không phù hợp, tính có căn cứ hay tính không có căn cứ... Là cần phải có những quy định mới hay cần sửa đổi bổ sung những quy định cụ thể nào khác... Mà chỉ có qua công tác KSĐT các vụ án hình sự mới có thể phát hiện ra đ−ợc. Qua công tác KSĐT, phát hiện ra những dạng vi phạm pháp luật mới, những dạng quan hệ xã hội mới cần phải có những quy phạm pháp luật điều chỉnh kịp thời, những quy phạm đã lạc hậu, chồng chéo cần thay thế sửa đổị

Vai trò cơ bản của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS là nhằm bảo đảm chế độ XHCN, bảo vệ quyền tự dân chủ của công dân;bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ng−ời d−ới chế độ XHCN. áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự góp phần đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn kỷ c−ơng phép

n−ớc. Những hành vi vi phạm và tội phạm đều phải đ−ợc phát hiện, xử lý nghiêm minh và kịp thời; đảm bảo pháp chế XHCN.

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự còn có vai trò quan trọng là h−ớng các chủ thể của các quan hệ pháp luật trong điều tra các vụ án hình sự thực hiện những hành vi phù hợp với các quy định của pháp luật: Thực hiện đúng, đầy đủ chức trách của mình đ−ợc giao khi tiến hành tố tụng; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của ng−ời tham gia tố tụng; Ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm mới trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của những ng−ời tiến hành tố tụng và những ng−ời tham gia tố tụng.

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự còn có vai trò nổi bật: Đó là thông qua KSĐT, VKS th−ờng có những biện pháp, cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; những biện pháp kiến nghị phòng ngừa vi phạm trên địa bàn hoạt động. Công tác vận động tuyên truyền của VKS không chỉ đối với các đối t−ợng vi phạm, tội phạm mà còn tác động rộng lớn trong cộng đồng dân c−, các cơ quan ban ngành hữu quan.

1.3.2. Yêu cầu cơ bản đối với áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Yêu cầu việc áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND là đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải đ−ợc phát hiện, xử lý kịp thời, chính xác theo các quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo không làm oan ng−ời vô tội, đồng thời đảm bảo không để lọt tội phạm. Cụ thể là: Đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố các vụ án hình sự đ−ợc tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Để đạt đ−ợc các mục đích, các yêu cầu đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; đặc biệt là chất l−ợng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự. Trong điều kiện cải cách t− pháp hiện nay, vấn đề bảo đảm, nâng cao chất l−ợng áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự lại càng quan trọng, đòi hỏi đáp ứng những yêu cầu mang tính lý luận, thực tiễn.

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự; từ yêu cầu đặt ra của công cuộc cải cách t− pháp hiện nay; trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t− pháp trong thời gian tới; trên cơ sở quy định của pháp luật có thể xác định yêu cầu cơ bản đối với áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là hợp pháp, chính xác, khách quan, đảm bảo tính khả thi.

* Yêu cầu hợp pháp:

Đây là yêu cầu cơ bản của quá trình áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Yêu cầu này đòi hỏi khi áp dụng pháp luật phải phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, đúng quy định của BLTTHS năm 2003.

Pháp luật TTHS hiện hành quy định rất chặt chẽ nhiệm vụ quyền hạn của VKSND nói chung và các chức năng pháp lý của VKS nói riêng. Quá trình thực hiện các biện pháp này của VKS phải phù hợp, đúng theo các quy định đã quy định trong pháp luật tố tụng, Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã đ−ợc sửa đổi, bổ sung. trong khi thực hiện chức năng của mình thì phải xác định rõ đ−ợc cơ quan tiến hành tố tụng; ng−ời tiến hành tố tụng có nhiệm vụ quyền hạn cụ thể nh− thế nàọ Ví dụ, Viện tr−ởng, Phó Viện tr−ởng, kiểm sát viên VKSND đ−ợc ký các loại văn bản nào khi thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t− pháp.

Tính hợp pháp của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS thể hiện ở chỗ có thực hiện theo đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay không. Thẩm quyền áp dụng pháp luật của VKS theo lãnh thổ và theo cấp ra quyết định đ−ợc quy định chặt chẽ. Cấp huyện đ−ợc xử lý những vụ án có khung hình phạt đến m−ời lăm năm tù (đến nay, để phù hợp với lộ trình cải cách t− pháp, quy định thẩm quyền này đ−ợc áp dụng cho một số đơn vị cấp huyện - quận - thị xã - thành phố trực thuộc tỉnh đ−ợc áp dụng

thẩm quyền trên). Cấp tỉnh đ−ợc thụ lý xử lý những loại án này; nếu có tranh chấp về thẩm quyền thì đ−ợc giải quyết theo trình tự nào; thẩm quyền giải quyết đ−ợc xác định theo nơi phát hiện tội phạm hay nơi kết thúc điều tra các vụ án hình sự: …. cũng đ−ợc pháp luật quy định một cách chặt chẽ.

Tính hợp pháp của quyết định áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND còn đ−ợc thể hiện ở việc các quyết định áp dụng pháp luật đó đ−ợc ban hành theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn theo đúng quy định. Tr−ớc hết, pháp luật đã quy định VKSND phải kiểm tra tính có căn cứ, trình tự ban hành các quyết định của cơ quan điều tra nh−: khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định tạm giam... Đến l−ợt mình, VKS khi ban hành các quyết định phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Ví dụ, khi VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can cho VKS cùng cấp để xem xét phê chuẩn việc khởi tố. "Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận đ−ợc quyết định khởi tố bị can Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và phải gửi ngay cho cơ quan điều tra" [25, tr. 104].

Nh− vậy, phù hợp, đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luật quy định là yêu cầu tất yếu không thể thiếu đ−ợc của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND.

* Yêu cầu chính xác, khách quan:

áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là nhằm đảm bảo cho mọi hành vi vi phạm và tội phạm phải đ−ợc phát hiện, xử lý chính xác, kịp thời và đúng theo các quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng ng−ời đúng tội, đúng chính sách pháp luật. Chính vì vậy các quyết định áp dụng pháp luật của VKS phải luôn chính xác, phải khách quan; điều này đòi hỏi tr−ớc khi áp dụng pháp luật cần phải nghiên

cứu, đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hình sự, các tài liệu, chứng cứ mà tự VKS thu thập đ−ợc một cách khách quan và toàn diện.

Khi xem xét quyết định khởi tố vụ án, cần xem xét căn cứ khởi tố vụ án có đảm bảo nh− quy định tại Điều 100 BLTTHS năm 2003 không; đã xác định đ−ợc dấu hiệu của tội phạm ch−ạ

Khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, VKS cần phân tích, đánh giá và phải có kết luận: ai là ng−ời đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó đã đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự ch−a; đặc biệt cần xác định rõ tuổi, nghề nghiệp, nơi c− trú của đối t−ợng phạm tội để tr−ớc khi ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều trạ

Khi phê chuẩn quyết định tạm giam, lệnh tạm giam bị can của cơ quan điều tra cần xác định rõ: Có đúng bị can đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hay không, tuổi của bị can, tạm giam bao nhiêu ngày, có đáng phải tạm giam hay không.

Khi ra quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra thì phải căn cứ vào đâu, lý do nh− thế nào, lý do không phê chuẩn có khách quan hay không hay phụ thuộc vào ý chí chủ quan của kiểm sát viên…

Tính chính xác, khách quan của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKS đ−ợc thể hiện bằng việc vận dụng đúng nội dung của quy định pháp luật. Khi áp dụng, đòi hỏi ng−ời có thẩm quyền phải đánh giá phân tích kỹ những quy phạm pháp luật cần áp dụng; nội dung quy phạm pháp luật cần điều chỉnh. Tính chính xác, khách quan còn thể hiện ở chỗ khi áp dụng pháp luật ng−ời có thẩm quyền không đ−ợc áp đặt ý chí chủ quan của mình; đánh giá các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra một cách sơ sài hoặc phụ thuộc vào các tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra khi ra các quyết định áp dụng pháp luật.

* Yêu cầu đảm bảo tính khả thi:

Tính khả thi của áp dụng pháp luật đòi hỏi các quyết định áp dụng pháp luật có đ−ợc thi hành có hiệu quả trên thực tế hay không. Các quyết định, các yêu cầu, các kiến nghị của VKS phải đ−ợc chấp hành, thực hiện trong quá trình điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan, ban ngành hữu quan. Các quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam của VKS phải đ−ợc thi hành ngaỵ Khi VKS phê chuẩn lệnh tạm giam bị can thì lệnh tạm giam của cơ quan điều tra mới có hiệu lực pháp luật. Quyết định trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra bổ sung, quyết định đó phải là có căn cứ, ngoài yếu tố mang tính mệnh lệnh thì yếu tố mang tính thuyết phục, có khả năng thực hiện phải đ−ợc đặt lên hàng đầụ Hoặc phê chuẩn lệnh tạm giam, quyết định tạm giam bao nhiêu ngày khi đó cơ quan VKS phải tính đến mức độ phức tạp của vụ án, khả năng kết thúc điều tra vụ án của cơ quan điều tra nói chung và khả năng của điều tra viên nói riêng; thời hạn tạm giam đó có đủ để làm rõ các tình tiết phạm tội của bị can cũng nh− của vụ án không.

Nh− vậy, hợp pháp, chính xác, khách quan và đảm bảo tính khả thi là những yêu cầu cơ bản của việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc áp dụng pháp luật của VKSND sẽ đạt hiệu quả cao; đảm bảo cho việc điều tra các vụ án hình sự đ−ợc bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Kết luận ch−ơng 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ch−ơng 1, Luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận về những khái niệm, đặc điểm cơ bản của áp dụng pháp luật nói chung; khái niệm, đặc điểm của điều tra các vụ án hình sự, KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Thông qua phân tích những vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, luận văn tập trung làm rõ những khái niệm, đặc điểm của áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND. Từ đó phân tích phạm vi, thẩm quyền và những yêu cầu cơ bản, vai trò hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND trong giai đoạn cải cách t− pháp hiện naỵ

Ch−ơng 2

Thực trạng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 - 2005

Bắc Ninh, là một tỉnh mới đ−ợc tái thành lập từ năm 1997. Điều kiện kinh tế, xã hội và đời sống của cán bộ, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nh−ng d−ới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ nhân dân; nền kinh tế đã đ−ợc ổn định và phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân đ−ợc nâng lên. Tuy nhiên, do điều kiện tái thành lập tỉnh, mức độ đô thị phát triển mạnh, nhiều tiêu cực đã xảy ra, tình hình vi phạm và tội phạm còn diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hộị Ngành kiểm sát tỉnh Bắc Ninh mặc dù còn nhiều hạn chế, khó khăn nhiều mặt nh−ng cán bộ, kiểm sát viên đã nỗ lực phấn đấu, nắm chắc vào chức năng, nhiệm vụ của ngành, hoàn thành tốt nhiệm vụ đ−ợc Nhà n−ớc giaọ Tuy đã nỗ lực phấn đấu, đạt đ−ợc những thành tích đáng kể, nh−ng qua hoạt động áp dụng pháp luật, đơn vị vẫn còn vấp phải những vi phạm, những hạn chế trong KSĐT các vụ án hình sự.

D−ới đây, tác giả luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và hạn chế áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 - 2005. Để từ đó đề ra những giải pháp cơ bản nhằm khắc phục sai sót, hạn chế; góp phần đ−a công tác KSĐT các vụ án hình sự đáp ứng đ−ợc với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong giai đoạn cải cách t− pháp hiện naỵ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụán hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Trang 58 - 64)