không được coi là công vụ.
e) Công chức trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước Nhà nước
Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn sử dụng các thuật ngữ "cán bộ", "công chức", "viên chức" để phân biệt rõ vị trí, vai trò của từng nhóm công chức trong
bộ máy nhà nước nhưng về cơ bản, họ đều là công chức - theo nghĩa rộng - làm việc cho Nhà nước. Công chức là "cánh tay nối dài" của Nhà nước, trực tiếp thực hiện các công việc của Nhà nước trong đó có những công việc được gọi là "công vụ". Để được trở thành công chức phải đáp ứng được nhiều điều kiện đặt ra cho mỗi cá nhân. Vấn đề đặt ra là nếu công vụ được thực hiện bởi những cá nhân không phải là công chức thì liệu khi đó những cá nhân này có thể được coi là
công chức theo nghĩa rộng hay không? Thực tiễn của Việt Nam đã cho thấy có
rất nhiều trường hợp mà cá nhân thực hiện "công vụ" không phải là công chức, ví dụ: công dân tham gia dập tắt đám cháy cùng lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; công dân tham gia truy bắt tội phạm cùng lực lượng cảnh sát điều tra trong trường hợp phạm tội quả tang; một bác sĩ hành nghề tư nhân nhưng được Nhà nước thuê tham gia thực hiện Chương trình y tế quốc gia v.v.. Những cá nhân này nếu trong quá trình thực hiện công vụ mà Nhà nước phân công mà gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì trách nhiệm sẽ thuộc về aỉ Đặt trong phạm vi của chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cần phải hiểu khái niệm "công chức" theo nghĩa rộng nhất, theo đó công chức bao gồm tất cả những ai thực hiện công vụ mà Nhà nước phân công, hoặc công việc mà pháp luật quy định khi một cá nhân thực hiện thì nhân danh quyền lực công.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước mặc dù là
trách nhiệm dân sự nhưng vẫn có những đặc thù so với trách nhiệm dân sự thông thường. Sự khác biệt này cho thấy mục đích nhằm bảo vệ một cách hiệu quả nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại từ hoạt động công quyền của Nhà nước.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. CÁC YẾU TỐ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC
Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" là một thuật ngữ mới và cũng mới chỉ được biết đến tại một số quốc gia phát triển kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ haị Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cũng là một chế định có lịch sử tồn tại chưa lâụ
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, điều mà nhiều luật gia Việt Nam đang đặt câu hỏi là liệu ở Việt Nam đã tồn tại khái niệm "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" và chế định "trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước" hay chưạ Hiện này có quan điểm cho rằng trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hề tồn tại chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước mà chỉ là chế định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước mà thôi [37, tr. 18]. Cách tiếp cận của quan điểm này là chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật thực định hiện hành của Việt Nam. Nếu xét về mặt kinh phí bồi thường thì trong lĩnh vực tố tụng hình sự, kinh phí bồi thường của các cơ quan tố tụng được cấp từ ngân sách Trung ương theo một thủ tục khá phức tạp (tham khảo mục VI, khoản 2 của Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra), khi kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách
của Nhà nước có thể nói là đã manh nha tồn tại một trong những yếu tố pháp lý cơ bản của chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều chắc chắn là ở Việt Nam đã tồn tại cơ chế bồi thường cho những người bị thiệt hại bởi hoạt động của các cơ quan công quyền.
Hiện nay những nội dung cơ bản nhất của chế định pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, Nghị định số 47/CP ngày 3.5.1997 (Nghị định số 47/CP), Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11. Mặc dù Nghị định 47/CP là văn bản gần như không được thực thi trên thực tế, nhưng việc đánh giá, phân tích một cách toàn diện các nội dung của pháp luật hiện hành cũng là cơ sở để hoàn thiện mô hình trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
2.1.1. Chủ thể
Trong quan hệ bồi thường thiệt hại thì đương nhiên bao gồm hai bên chủ thể là bên bị thiệt hại và bên có trách nhiệm bồi thường. Bên bị thiệt hại là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào chịu thiệt hại gây ra bởi các hoạt động công quyền. Bên còn lại có trách nhiệm bồi thường là Nhà nước. Vậy pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về vấn đề này ra saỏ
Bộ luật dân sự 2005 tại hai điều luật 619 và 620 quy định về trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại gây ra bởi hoạt động công quyền, cụ thể, Điều 619 quy định: "Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải
bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ."; Điều 620 quy định: "Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường
thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.".
Điều 1 của Nghị định số 47/CP quy định: "Cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước
thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được quy định tại Điều 623 và Điều 624 của Bộ luật Dân sự (Bộ luật dân sự 1995)".
Điều 10 của Nghị quyết số 388 quy định về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định về cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
1. Cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã ra quyết định khởi tố bị can có trách nhiệm bồi thường thiệt