Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm tr ực tiếp

Một phần của tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (Trang 28 - 30)

Cách tiếp cận của pháp luật nhiều nước trên thế giới về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước về cơ bản có hai loại là trách nhiệm trc tiếp và trách nhim thay thế [32, tr. 4].

Nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm thay thế thì trước đó phải xác định: Thứ nht, hành vi trái pháp luật là hành vi

của công chức và nếu hành vi trái pháp luật này gây thiệt hại thì công chức phải bồi thường thiệt hạị Thứ hai, Nhà nước là bên gánh chịu trách nhiệm thay

Nhà nước, mà không vì bản thân họ, vì vậy Nhà nước cũng nên có trách nhiệm; bên cạnh đó, hành vi của công chức là hành vi công vụ, thực hiện quyền lực Nhà nước và vì vậy luôn tiềm ẩn sự rủi ro, vậy thì Nhà nước với tư cách là người quy định việc thực hiện các hoạt động tiềm ẩn rủi ro cũng phải gánh chịu rủi ro và phải bồi thường thiệt hạị Ngoài ra, nếu quy trách nhiệm cho công chức thì với khả năng tài chính của mình thì công chức không thể bồi thường, và nếu như vậy thì người bị thiệt hại không được bảo đảm quyền lợị Nhà nước với trách nhiệm hiến định là phải bảo vệ công dân nên Nhà nước phải bồi thường và cần chú ý là nếu quy định công chức phải bồi thường thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính lành mạnh trong hoạt động của Nhà nước, đó là công chức sẽ lo ngại việc thực hiện công vụ nếu gây thiệt hại và mình phải bồi thường, vì vậy họ sẽ không thực hiện công việc của mình [32, tr. 7].

Nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp thì trước đó phải xác định: Hành vi thực hiện công vụ của công chức là hành vi của Nhà nước và vì vậy nếu công chức có hành vi gây thiệt hại thì chính là Nhà nước gây thiệt hại (hay hành vi sai của công chức là hành vi sai của Nhà nước). Vậy đương nhiên trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về Nhà nước [32, tr. 8]. Có thể nói, cách tiếp cận theo hướng trách nhiệm trực tiếp đơn giản hơn nhiều so với cách tiếp cận trách nhiệm thay thế.

Có thể nói điểm khác nhau cơ bản của hai cách tiếp cận này là việc coi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải là hành vi của Nhà nước hay không? Cách tiếp cận coi trách nhiệm nhà nước là trách nhiệm trực tiếp có thể bị phản đối vì có tồn tại hay không cái gọi là "hành vi của Nhà nước" vì hành vi phải luôn là của con người [32, tr. 14]. Tuy nhiên, có thể khẳng định về mặt cơ học, hành vi luôn là của con người, tuy nhiên trên góc độ pháp lý thì hành vi của công chức lại có thể coi là hành vi của Nhà nước.

Một vấn đề cơ bản khác giữa hai cách tiếp cận này là nếu trách nhiệm Nhà nước là trách nhiệm thay thế đồng nghĩa với việc phủ nhận trách nhiệm

của Nhà nước, theo đó việc bồi thường chỉ là một chính sách giống như chính sách phúc lợi xã hội có mục đích bù đắp tổn thất mà thôị Ngoài ra nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm thay thế thì vô hình chung đã gián tiếp khẳng định sự tồn tại của một quan niệm lỗi thời là "Vua không thể làm sai" của lịch sử.

Như vậy, với việc khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một yêu cầu tất yếu của thời đại, Nhà nước thừa nhận trách nhiệm bồi thường của mình là trách nhiệm tự thân, có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp.

c) Trách nhim bi thường thit hi ca Nhà nước không chtrách nhim tài sn mà còn là trách nhim khôi phc li nhng tn tht v

Một phần của tài liệu Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (Trang 28 - 30)