MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở

Một phần của tài liệu “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á (Trang 55 - 58)

XUẤT NHỰA ĐÔNG Á

3.2MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở

CÔNG TY TNHH TM SẢN XUẤT NHỰA ĐÔNG Á.

Thứ nhất: Để tính đúng chi phí tiền điện cho chi phí sản xuất, công ty có thể sử dụng một trong hai cách sau:

- Cách thứ nhất: Công ty nên sử dụng tiêu thức thích hợp để phân bổ chi phí tiền điện cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Cách thứ hai: Lắp riêng công tơ điện cho phân xưởng sản xuất, chi phí bỏ ra không đáng kể nhưng hiệu quả lại rất lớn, nó không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn khuyến khích tiết kiệm điện. Theo cách này, đến cuối tháng kế toán chỉ cần căn cứ vào số KW điện tiêu hao và đơn giá 1KW điện là có thể xác định chính xác chi phí động lực trong giá thành sản xuất.

Thứ hai: Công ty nên tiến hành tổ chức trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, như vậy giá thành sản phẩm giữa các kỳ mới có sự ổn định. Như vậy, theo chế độ mới ban hành thì công ty cần mở thêm tài khoản 335 “ Chi phí phải trả” để trích trước chi phí sửa chữa lớn vì hiện nay công ty không sử dụng tài khoản này do kế toán công ty không tiến hành trích trước bất kỳ một khoản chi phí nào. Số tiền trích trước được tính toán như sau: hàng năm vào thời điểm cuối niên độ căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ cho năm tới, kế toán tiến hành phân bổ khoản trích trước cho các tháng theo sản lượng kế hoạch

Số tiền trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tháng i

= Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong năm x

Sản lượng kế hoạch tháng i Tổng sản lượng sản

Cuối tháng, chi phí trích trước được kế toán tiến hành lên sổ Nhật ký chung và Sổ Cái các tài khoản có liên quan:

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 335 - Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa lớn, kế toán ghi:

- Tập hợp các khoản sửa chữa lớn TSCĐ vào TK 241 “ Xây dựng cơ bản dở dang”, chi tiết TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ:

Nợ TK 241 (2413)- Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 152- Nguyên vật liệu

Có TK 111, 112, 331, 153. . .

- Khi công trình sửa chữa hoàn thành bàn giao theo thực tế, kế toán tiến hành tính vào chi phí phải trả số chi phí sửa chữa theo kế hoạch, nếu chi phí sửa chữa phát sinh lớn hơn số đã trích trước thì số phát sinh đó được tính trực tiếp vào các khoản chi phí kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 335 – Số đã trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

Nợ TK 627, 641, 642- Số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số trích trước

- Nếu chi phí phát sinh thực tế nhỏ hơn số trích trước, kế toán sẽ tiến hành ghi giảm chi phí kinh doanh trong kỳ:

Nợ TK 335- Chi phí phải trả

Có TK 627, 641, 642- Chi phí kinh doanh

Thứ ba: Việc công ty chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm sản xuất được trong tháng là thiếu chính xác trong việc tính giá thành của các sản phẩm sản xuất được. Do vậy công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo từng loại sản phẩm. Toàn bộ chi phí sản xuất phát được tập hợp theo từng loại sản phẩm thì mới phản ánh chính xác số chi phí sản xuất trong kỳ tiêu hao vào từng loại sản phẩm sản xuất. Cụ thể:

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến loại sản phẩm nào thì hạch toán trực tiếp cho sản phẩm đó theo các chứng từ gốc hay các bảng phân bổ chi phí.

Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng sản phẩm theo từng tiêu chuẩn phù hợp mà doanh nghiệp đã quy định như giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp. . .

Về giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ là bằng nhau nên tổng giá thành của sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ là phù hợp. Vì vậy công ty nên tiến hành lập phiếu tính giá thành cho từng loại sản phẩm và được minh họa theo bảng sau:

Một phần của tài liệu “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á (Trang 55 - 58)