Những tồn tại:

Một phần của tài liệu “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á (Trang 53 - 55)

XUẤT NHỰA ĐÔNG Á

3.1.2 Những tồn tại:

Thứ nhất: Chi phí về tiền điện của công ty hiện nay là tương đối lớn do một số bất cập sau: Công ty sử dụng duy nhất một công tơ điện cho toàn Nhà máy và công ty đã tính toàn bộ chi phí tiền điện của toàn Nhà máy đó vào chi phí sản xuất chung, điều này đẩy giá thành tăng cao và mặt khác đã không xây dựng được ý thức tiết kiệm điện trong cán bộ công nhân viên công ty. Bên cạnh đó việc phản ánh toàn bộ tiền điện trong công ty vào chi phí sản xuất đã phản ánh sai lệch bản chất của chi phí sản xuất kinh doanh vì mỗi Nhà máy ngoài phân xưởng sản xuất còn có phòng bán hàng và Ban giám đốc.

Thứ hai: Chi phí tài sản cố định chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. Hiện nay công ty có 4 dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục nên hàng năm công ty phải tiến hành sửa chữa lớn các bộ phận máy móc đó. Do đặc điểm của dây chuyền khá hiện đại được nhập từ Châu Âu nên khoản chi phí cho mỗi lần sửa chữa là khá lớn nhưng không phải tháng nào cũng phát sinh. Công ty đã không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn nên chi phí phát sinh tháng nào tập hợp vào chi phí sản xuất chung tháng đó làm giá thành trong tháng đó bị đột biến tăng. Đây là nguyên nhân làm cho chỉ tiêu giá thành của công ty biến động bất thường và thiếu chính xác. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba: Hiện nay công ty vẫn chưa tiến hành mở các phiếu tính giá thành công việc cho từng sản phẩm mà chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm sản xuất trong tháng rồi sau đó dùng phương pháp toán để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho

từng loại cửa. Việc tính toán này sẽ thiếu chính xác vì sản phẩm của công ty có rất nhiều loại, không chỉ khác nhau về kích thước mà còn khác nhau về màu sắc, chất lượng nguyên vật liệu. . .

Thứ tư: Do việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí của công ty là từng nhóm loại sản phẩm cho từng Nhà máy nên hệ thống sổ sách kế toán trong tập hợp chi phí còn rườm rà và việc tập hợp chi phí của từng Nhà máy đều do nhân viên phong kế toán trên Công ty đảm trách từ đầu đến cuối đã làm tăng khối lượng công việc của nhân viên kế toán lên rất nhiều.

Thứ năm: Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp khấu hao đều theo theo thời gian (khấu hao đường thẳng) là phương pháp cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang bị tài sản cố định mới. Ngoài ra, việc khấu hao như vậy sẽ không phù hợp với quy định mới của Bộ Tài chính, không thể hiện được mức độ tăng giảm khấu hao TSCĐ trong tháng.

Thứ sáu: Hiện tại văn phòng điều hành đang còn cách xa nhà máy sản xuất nên việc quản lý đôn đốc tiến độ sản xuất đang còn hạn chế, chưa tiết kiệm được chi phí.

Thứ sáu: Hiện chi phí văn phòng phẩm của công ty cũng rất lớn, điều này cũng có nghĩa là công tác quản lý, ý thức sử dụng văn phòng phẩm trong công ty đang rất lảng phí.

Thứ bảy Chi phí dành cho quảng cáo và quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng đang còn rất hạn chế chưa xứng tầm với những sản phẩm ngoại nhập.

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở

Một phần của tài liệu “Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công tyTNHH TM Sản xuất Nhựa Đông Á (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w