1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh
1.5. Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các phòng ban chức năng, với các đơn vị tổ
đơn vị tổ chức có liên quan.
* Quan hệ với phòng tổ chức lao động tiền lơng.
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ gốc nh : Bảng chấm công, đơn giá tiền lơng, tiền công, báo cáo thống kê khối lợng sản phẩm hoàn thành của từng phân xởng sản xuất, phòng tổ chức lao động tiền lơng lập bảng thanh toán tiền lơng, bảng phân bổ tiền lơng và các khoản trích theo lơng cho từng phân xởng sản xuất và cho toàn doanh nghiệp. Sau đó các chứng từ này đợc đa sang phòng tài chính kế toán để kiểm tra, đối chiếu và ký duyệt.
* Quan hệ với phòng kinh doanh.
Định kỳ 15 ngày một lần, phòng kinh doanh tập hợp các chứng từ gốc có liên quan đến việc bán hàng và tiêu thụ sản phẩm nh : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thành phẩm; các hợp đồng mua bán; hóa đơn GTGT , Phiếu thu, phiếu chi ...và các chứng từ khác có liên quan chuyển sang phòng tài chính kế toán. Căn cứ vào các chừng từ này là cơ sở để kế toán hạch toán chi phí, hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
* Quan hệ với cơ quan quản lý thuế :
Cuối tháng phòng tài chính kế toán lập bảng kê khai thuế GTGT đầu vào, đầu ra, lập báo cáo thuế để nộp cho cơ quan thuế. Sau khi đợc sự kiểm tra và xác nhận của cơ quan thuế, doanh nghiệp tiến hành nộp tiền thuế vào kho bạc nhà nớc.
* Quan hệ với ngân hàng : Định kỳ 6 tháng một lần phòng tài chính kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu công nợ với ngân hàng , xác định và thanh toán các khoản lãi tiền vay phải trả. Hàng năm phải nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng.