Quế Võ là huyện lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, giữ vị trí chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế của tỉnh.Với đặc trưng đặc thù của ngành thì Ngân sách Huyện là bộ phận hình thành nên NSNN. Do vậy, Ngân sách Huyện Quế Võ phải luôn luôn không ngừng cải cách đổi mới nhằm góp phần tạo nên một Ngân sách Nhà nước để phát triển nền kinh tế quốc dân. Muốn thực hiện được mục tiêu lớn đó, theo em ngành quản lý Ngân sách Huyện Quế Võ phải vươn tới các xây dựng các định hướng sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới theo quan điểm của Đảng và Nhà nước là phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, liên kết đầu tư phát triển với các Huyện khác, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa- Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế và đầu tư.
Thứ hai, thực hiện cụ thể hóa các chính sách tài chính- tiền tệ, kết hợp với tình hình kinh tế địa phương tạo động lực góp phần phát triển sản xuất ngày càng tăng, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hóa nông thôn.
Thứ ba, huy động đến mức cao nhất mọi nguồn lực tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính địa phương. Mặt khác thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng cho đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời động viên được mọi thành phần kinh tế và các đối tượng cùng tham gia phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, chấp hành hệ thống pháp luật về tài chính đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra giám sát tài chính nhằm tăng cường trật tự kỉ cương trong lĩnh vực tài chính chống tham nhũng, tham ô lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước và nhân dân.
Thứ năm, đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa hình thức huy động vốn, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín dụng nhân dân để huy động các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng- xã hội phục vụ đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện có hiệu quả chính sách động viên nhằm khai thác nguồn thu thông qua thuế, phí , lệ phí từ tất cả các khu vực…
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu ngân sách, tạo nguồn thu vững chắc. Có chính sách tài chính khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tăng khẳ năng tích lũy, sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách.
Thứ bảy, chấp hành nghiêm chỉnh luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị dự toán, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra kiểm tra, kiểm toán, quyết toán Ngân sách Huyện; đổi mới cơ cấu ngân sách Huyện, thực hiện thu- chi ngân sách theo đúng Luật. Đẩy mạnh xã hội hóa một số đối nội dung chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế xã hội, góp phần giảm nghèo.
Thứ tám, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Phân loại và định hướng bước đi để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, đa dạng hình thức sở hữu.
Thứ chín, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận các xã, thị trấn đảm
bảo đủ năng lực phát triển; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống Tài chính.