Triển vọng và nhu cầu vốn cho hoạt động cơng nghệ cao tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu khái quát về vốn đầu tư mạo hiểm (Trang 58 - 60)

- Vietnam Azalea Fund Limited là quỹ đầu tư với giá trị 100triệu USD,

2.4) Triển vọng và nhu cầu vốn cho hoạt động cơng nghệ cao tại Việt Nam:

Đầu tư các nguồn tài chính lớn để phát triển cơng nghệ cao ngày nay đã trở thành yếu tố bức thiết. Đầu tư vào cơng nghệ cao mang lại lợi ích cho xã hội, tuy nhiên nĩ địi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, đồng thời rủi ro lại cao, vì các phát minh sáng chế trong lĩnh vực này thường cĩ tính đột phá cao, lợi ích lớn, mục tiêu đạt được rất cao, song phần lớn chỉ mới là ý tưởng. Để biến những ý tưởng đĩ thành hiện thực thì phải cĩ nguồn vốn đầu tư ban đầu, tuy cĩ tính mạo hiểm nhưng nếu thành cơng thì lợi nhuận thu được gấp hàng trăm, hàng nghìn lần lượng vốn bỏ ra. Đây được ví như là một “lực hút nam châm” hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trong các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam hiện nay, thì chỉ cĩ IDGVV (Mỹ) là đầu tư vào lĩnh vực cơng nghệ cao. Thực tế cho thấy đầu tư của ngân sách và đầu tư của xã hội cho phát triển khoa học cơng nghệ cịn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học cơng nghệ phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hĩa hiện đại hĩa đất nước.

Vai trị của vốn đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động cơng nghệ cao ở Việt Nam.

• Cơng nghệ cao là chìa khĩa đi vào tri thức, là những ngành được ưu tiên đầu tư phát triển ở hầu hết các quốc gia cĩ nền kinh tế phát triển.

• Để phát triển cơng nghệ cao thì cần phải phát triển các doanh nghiệp cơng nghệ cao cĩ khả năng nghiện cứu và phát triển các ý tưởng mới, sáng tạo. Các nước cĩ nền cơng nghệ cao phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore đều cĩ những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cơng nghệ cao.

• Nguồn vốn đầu tư cho ngành cơng nghệ cao trong giai đoạn hình thành và phát triển khơng thể là nguồn vốn tín dụng thơng thường từ ngân hàng mà phải từ nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ và nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của các cơng ty và quỹ mạo hiểm.

• Đối với những nước cĩ thị trường vốn phát triển như Mỹ thì cơ chế đầu tư và thốt vốn vào các cơng ty phần mềm khá thuận lợi, đĩ cũng là một trong những nhân tố chính giúp ngành cơng nghệ cao của Mỹ phát triển rất mạnh mẽ và mau chĩng. Tuy nhiên, ở những nước chưa cĩ những tổ chức đầu tư tài chính mạnh và năng động hoặc thị trường tài chính đang trong giai đoạn đổi mới và hồn thiện như Trung Quốc, Việt Nam thì sẽ gặp khĩ khăn trong việc kết nối giữa các nguồn lực đầu tư tài chính và các doanh nghiệp cơng nghệ cao. Tại các nước này quá trình phát triển cơng nghệ cao cũng đồng hành với quá trình phát triển các định chế tài chính, các quỹ mạo hiểm đầu tư vào ngành cơng nghệ cao.

• Để phát triển cơng nghệ cao khơng thể thiếu việc nghiên cứu và triển khai các cơ chế đầu tư tài chính và thành lập các quỹ đầu tư phù hợp với loại hình này. Qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì quỹ đầu tư mạo hiểm cĩ thể được xem là một loại hình tài trợ vốn khá thành cơng vì các quỹ sẵn sàng chấp nhận một

mức rủi ro cao để kỳ vọng vào một sự thành cơng vượt bậc cho những ý tưởng sáng tạo. Đây được xem là cầu nối để biến những ý tưởng sáng tạo về khoa học cơng nghệ đi vào ứng dụng trong thực tế nhằm mang lại những tiến bộ phục vụ cho con người.

• Như chúng ta đã biết, phần lớn những cơng ty sản xuất sản phẩm cơng nghệ cao đều mới thành lập và ra đời nhằm thực hiện các phát minh sáng chế, do đĩ việc huy động vốn truyền thống thơng qua ngân hàng sẽ gặp nhiều khĩ khăn, cịn hệ thống tài chính phi ngân hàng thì tiềm lực tài chính cịn rất hạn chế. Vì vậy, việc hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam nhằm huy động vốn để đầu tư nhất là trong lĩnh vực cơng nghệ cao là cần thiết và phù hợp với xu thế của thế giới.

• Một vấn đề nữa là nếu như cĩ một quỹ đầu tư mạo hiểm cơng nghệ cao trong nước với tiềm lực và hiệu quả đáng kể thì sẽ tạo niền tin cho các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngồi, đây sẽ là một lực hút để nguồn vốn đầu tư mạo hiểm chảy vào ngành cơng nghệ cao trong nước. Cĩ nguồn vốn đủ mạnh để tài trợ thì mới tạo ra những bước đột phá cho ngành cơng nghệ cao đang khát vốn của Việt Nam.

Triển vọng phát triển cơng nghệ thơng tin của Việt Nam cũng rất khả quan, theo báo cáo tồn cảnh cơng nghệ thơng tin của Việt Nam 2008 cơng bố tại hội thảo Vietnam ICT Outlook 2008 tại TP.HCM, World Bank xếp điểm chỉ số tri thức (KI) và kinh tế tri thức (KEI) của Việt Nam đạt 3.17 và 3.27, xếp thứ 96 trên 140 quốc gia xếp hạng..

Chỉ số Website của VN từ thứ 113 năm 2005 với 0,2231 điểm lên thứ 63 năm

Một phần của tài liệu khái quát về vốn đầu tư mạo hiểm (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)