Phát huy mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất cơng nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ (Trang 77 - 78)

I. Quan điểm và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư phát triển cơng nghiệp của vùng

1.1. Phát huy mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất cơng nghiệp

tham gia đầu tư vào sản xuất cơng nghiệp

Tất cả các cấp, các ngành quán triệt tinh thần của các Nghị quyết Trung

ương về phát triển doanh nghiệp, phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với định hướng chung là:

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước

Tiếp tục thực hiện thành cơng Nghị quyết Trung ương III, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước để cĩ thể giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế của vùng. Các doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ, cĩ năng suất cao, chất lượng hiệu quả, thu hút nhiều lao động. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và dịch vụ

quan trọng cĩ năng lực canh tranh trong nước và quốc tế, đặc biệt, đối với các ngành điện, than, hàng khơng, đường sắt, vận tải viễn dương, cơ khí chế

tạo máy, vật liệu mới...

Nhanh chĩng chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo cơ

chế cơng ty trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần. Thực hiện chủ trương cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước khơng cần nắm giữ 100% vốn.

Đối với các doanh nghiệp thuộc kinh tế tập thể

Phát triển các doanh nghiệp với các hình thức hợp tác đa dạng. Đặc biệt trong nơng thơn, phát huy cao độ tính tự chủ của hộ gia đình, tập trung vào phát triển các doanh nghiệp hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư nơng nghiệp và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và các trang trại.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân

Tạo mơi trường luật pháp và đầu tư thật thơng thống, thuận lợi về thể chế và tâm lý cho sự phát triển kinh tế tư nhân. Cĩ chính sách cụ thể bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của các doanh nghiệp tư nhân, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cơng dân. Nhanh chĩng tháo gỡ những khĩ khăn, sửa đổi quy định chưa phù hợp với trình độ, quy mơ kinh doanh để

doanh nghiệp tư nhân cĩ thể thụ hưởng chính sách ưu đãi, bao gồm các chính sách vềđất đai, tài chính, tín dụng, lao động, tiền lương; chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ vềđổi mới khoa học-cơng nghệ.

Xây dựng hệ thống cung cấp thơng tin bảo đảm cho khu vực doanh nghiệp tư

nhân cĩ được những thơng tin cần thiết phục vụ cho kinh doanh cĩ hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi.

Tiếp tục cĩ chính sách khuyến khích để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các ngành sản xuất kinh doanh, đặc biệt với các ngành địi hỏi khoa học cơng nghệ cao phục vụ cho xuất khẩu.

Đa dạng hĩa và liên kết các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cùng phát triển.

Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, cĩ vốn đầu tư nước ngồi phát triển kết cấu hạ tầng các khu cơng nghiệp và các khu đơ thị mới.

Đối với kinh doanh điện, nước ở các thành phố tiến tới cho các thành phần kinh tế ngồi nhà nước tham gia nhằm tạo cạnh tranh, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ.

Phát triển giáo dục đào tạo do các thành phần ngồi nhà nước đảm nhận cần tuân thủ chiến lược lâu dài của quốc gia.

Khuyến khích phát triển và tăng cường giám sát các cơ sở y tế ngồi nhà nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)