Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao sử dụng vốn vay tại tỉnh Hà Tây (Trang 70)

I. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của tỉnh

Việt Nam là một nớc có dân số khá đông và có trên 70% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, hơn nữa phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nó đã tàn phá về kinh tế, con ngời ngay lúc đó và cả vế sau này. Chính vì thế Việt Nam hiện nay khá lạc hậu so với nhiều nớc trên thế giới. Tỷ lệ nghèo đói cao, năm 1986 Việt Nam thực hiện cuộc cải cách kinh tế, cho đến nay chúng ta đã đạt đợc một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên mức sống trung bình của ngời dân vẫn ở mức thấp. Số hộ nghèo đói vẫn ở mức cao, đặc biệt ở nông thôn. Chính vì vậy Đảng và Nhà nớc rất chú trọng tới việc xoá đói giảm nghèo. Chính phủ đã thành lập riêng một uỷ ban xoá đói giảm nghèo từ trung ơng đến địa phơng. Ban này có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề có liên quan đến nghèo đói nh hỗ trợ giúp đỡ đối tợng thuộc diện này về vốn, kỹ thuật để họ có thể tự tạo ra của cải vật chất đáp ứng đợc những nhu cầu cơ bản của họ.

Xuất phát từ quan điểm trên trong những năm qua vẫn đề đói nghèo luôn là mục tiêu hàng đầu đợc chú ý. Trong giai đoạn 2001-2005 Đảng và Nhà nớc ta đề ra mục tiêu là:

+ Không để tái đói kinh niên: Hiện nay ở một số vùng trong cả nớc vẫn tồn tại tình trạng ngời dân sau khi thu hoạch mùa đợc chừng một đến hai tháng là hết lơng thực, những tháng còn lại họ phải kiếm cái ăn bằng mọi cách. Điều này là một sự thật đáng buồn bởi vì Việt Nam là một nớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chính vì thế mục tiêu của Chính phủ là làm thế nào tạo ra một cơ cấu phát

Luận văn tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý

triển đồng đều trên cả nớc để mọi ngời có thể hỗ trợ khi gặp những khó khăn về làm ăn.

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nớc xuống dới 10% theo chuẩn mực mới; Bình quân giảm từ 1,5-2% một năm (tơng ứng với 25-28 vạn hộ). Hiện nay theo chuẩn mực mới của Chính phủ thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam là khoảng 17%. Đây là một con số khá lớn mà chúng ta không thể giải quyết trong một sớm một chiều đợc, nó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các tổ chức một cách động bộ và có tổ chức.

+ Bảo đảm các xã nghèo có đủ các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trờng học, chạm y tế, đờng dân sinh, nớc sinh hoạt, điện, chợ). Đây là điều kiện cơ bản để đánh giá một xã là nghèo hay không nghèo. Nếu một xã có các công trình hạ tầng cơ sở phát triển cũng có nghĩa là kinh tế ở vùng đó phát triển và ngợc lại. Cho nên để giúp các xã nghèo có điều kiện phát triển đi lên thì việc đầu tiên là phải giúp họ xây dựng những công trình hạ tầng cơ sở.

+ Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1.4-1.5 triệu lao động.Việc làm luôn là vẫn đề bức xúc với ngời nghèo, có việc làm ổn định có nghĩa là họ đã thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói. Chính vì thế để mục tiêu xoá đói giảm nghèo đợc thực hiện nhanh chóng thì cũng cần phải tạo ra nhiều việc làm hơn nữa.

+ Đạt cơ cấu lao động nông nghiệp: 56%; công nghiệp và xây dựng: 21%, dịch vụ 23%. Theo truyền thống Việt Nam chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhng trên thực tế giá trị tạo ra trong lĩnh vực này thấp hơn nhiều so với các ngành khác, hơn nữa trong kinh doanh thờng gặp phải rủi ro. Cho nên để phát triển nhanh đợc chúng ta phải cân đối lại cơ cấu giữa các nghành sao cho hợp lý.

+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dới 6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80%: Lao động ở nông thôn có đặc điểm là mang tính mùa vụ. Trung bình một năm họ chỉ tham gia vào sản xuất khoảng 4-5 tháng là chủ yếu, những tháng còn lại là thời gian rỗi. Vì thế thu nhập bình quân của họ trong cả năm thờng thấp nên khó có thể vơn lên đợc. Để giảm bớt tỷ lệ

Luận văn tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý

nghèo thì cần phải tạo ra nhiều việc làm cho đối tợng này để họ sử dụng những thời gian nhàn dỗi một cách có hiệu quả.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% (trong đó đào tạo nghề là 22%). Lao động của chúng ta hiện nay phần lớn không đợc qua đào tạo chuyên môn, vì thế năng suất cũng nh giá trị tạo ra là rất thấp. Mục tiêu của Đáng và Nhà nớc trong những năm tới là tăng dần đào tạo nghề, tránh tình trạng đào tạo quá nhiều thầy nh hiện nay, trong khi đó thợ lành nghề lại thiếu.

3. Mục tiêu của ngân hàng ngân hàng phục vụ ng ời nghèo Hà Tây.

Ngân hàng phục vụ ngời nghèo phấn đấu tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2001 là 209 triệu đồng trong đó:

- Vốn từ trung ơng chuyển về là 183500 triệu đồng tăng 33500 triệu đồng so với năm 2001.

- Vốn địa phơng 25500 triệu đồng tăng 1000 triệu đồng so với năm 2001. - D nợ đến 31/12/2002 là 206 triệu đồng tăng 34500 triệu đồng so với năm 2001.

- Nợ quá hạn chiếm 0,6% tổng d nợ. - Bình quân một hộ d nợ 2900 ngàn đồng . - Doanh thu lãi đạt 98% trở lên.

- Số hộ thoát nghèo là 1500 hộ.

So sánh thực hiện năm 2001 và kế hoạch trong năm 2002

Chỉ tiêu năm 2001 năm 2002 chênh lệch

Tổng nguồn vốn ( triệu đồng ) 174724 209000

Vốn từ trung ơng ( triệu đồng ) 150000 183500 33500

Vốn từ địa phơng (triệu đồng) 24724 25500 1000

Nợ quá hạn (%) 0.7 0.6 34500

D nợ cuối năm (triệu đồng) 171307 206000 123

D nợ bình quân một hộ (ngàn đồng) 2777 2900 0.1

Hiệu quả hoạt động (%) 98 98 -

Số hộ thoát nghèo (hộ) 1271 1500 229

Nguồn: ngân hàng phục vụ ngời nghèo hà Tây

II/ những kinh nghiệm trong việc quản lý sử dụng vốn cho vay hộ nghèo nghèo

Luận văn tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý

1. Kinh nghiệm quản lý của ngân hàng

1.1. Xoá đói giảm nghèo là công việc của cả cộng đồng và của toàn xã hội .

ở đâu làm tốt công tác xã hội hoá xoá đói giảm nghèo, ở đâu có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng chính quyền, sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các tổ chức quần chúng và sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp dân c thì ở đó hoạt động của ngân hàng phục vụ ngời nghèo hoạt động có hiệu quả.

Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nớc ta bằng các phong trào ta đã thu hút đợc đông đảo tầng lớp nhân dân nh: Hội phụ nữ; hội cựu chiến binh; hội nông dân; hội thanh niên vào tham gia xoá đói giảm nghèo bài trừ tệ nạn xã hội...Đợc sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành và ngân hàng phục vụ ngời nghèo các chơng trình dự án lồng ghép đợc mở rộng cho vay hộ nghèo; chơng trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh... đợc thực hiện. Do đó công tác cho vay ngày càng đợc mở rộng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ ngời nghèo khắp các thôn xóm trong toàn tỉnh. Nguồn vốn ngân hàng phục vụ ngời nghèo cho vay càng phát huy đợc hiệu quả kinh tế và thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế cho các hộ nghèo hoạt động có khả năng sản xuất nhng thiếu vốn đợc vay vốn của ngân hàng phục vụ ngời nghèo.

1.2. Về ban đại diện hội đồng quản trị.

Việc thành lập ban đại diện hội đồng quản trị là một sáng kiến hay. Nó tạo ra một sức mạnh tổng hợp giữa chính quyền, đoàn thể và nhân dân, tiến công vào nghèo nàn, xoá bỏ đói nghèo, làm cho dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Hoạt động của ban đại diện hội đồng quản trị có tác động rất sâu rộng ảnh hởng rất nhiều đến kết quả của công tác xoá đói giảm nghèo, nó vừa là chỗ dựa, vừa là điều kiện là động lực thúc đẩy ngân hàng phục vụ ngời nghèo hoạt động. Vì vậy nơi nào thực hiện tốt công tác công tác kiện toàn ban đại diện hội đồng quản trị thì công tác cho vay hộ nghèo sẽ đạt đợc kết quả tốt đẹp.

1.3.Về các nguyên nhân gây ra đói nghèo

Thực tế cho thấy tình trạng đói nghèo bắt đầu từ nhiều nguyên nhân, cơ bản là các nguyên nhân nh thiếu vốn, thiếu kinh nghiêm, thiếu kiến thức, đông con, bệnh tật... Vì vậy việc cấp tín dụng cho hộ nghèo chỉ có thể mang lại hiệu quả khi tạo ra sự gắn bó đồng bộ trong các căn nguyên đó. Ngân hàng phục vụ

Luận văn tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý

ngời nghèo là đơn vị cấp vốn cho hộ nghèo vay nhng nếu ngân hàng không phối hợp với các tổ chức, cơ quan nh: bệnh viện, trờng học, trung tâm giáo dục và dạy nghề ... thì hoạt động cho vay xoá đói giảm nghèo sẽ không thể mang lại hiệu quả. Ngời nghèo cần phải có các kiến thức cơ bản về sức khoẻ, ytế, kế hoạch hoá gia đình và các kiến thức cần có trong kinh doanh. Vì vậy ngân hàng phục vụ ng- ời nghèo phải phối hợp với các đơn vị hữu quan để tổ chức các lớp tập huấn phổ biến kinh nghiệm trong chăn nuôi trồng trọt, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng, giải quyết công ăn việc làm cho ngời lao động, hớng dẫn ngời nghèo sử dụng vốn đúng mục đích. Không để trờng hợp trùng lắp các chơng trình, lấy vốn của chơng trình này để trả nợ cho chơng trình kia.

1.4. Về con ng ời :

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng và là nhân tố đầu tiên ảnh hởng tới kết quả của mọi hoạt động. Con ngời đợc nói đến ở đây bao gồm bộ máy quản lý tổ chức, lực lợng lao động ngân hàng và những ngời đợc vay vốn. Nếu các quyết định, định hớng phát triển mà bộ máy tổ chức đa ra là đúng đắn, khả thi thì vốn sẽ đợc sử dụng một cách triệt để và tiết kiệm. Còn nế kế hoạch đa ra mà không phù hợp thì sé dẫn đến thua lỗ thậm trí còn bị mất vốn. Bên cạnh những cán bộ làm công tác quản lý thì những các bộ công nhân viên làm việc trong ngành ngân hàng cũng không kém phần quan trọng. Họ là cầu nối giữa ngân hàng và những ngời vay vốn. Họ chịu trách nhiệm trực tiếp về phần vốn và các hộ vay vốn mà mình phụ trách. Đồng thời họ còn phải thờng xuyên đi xuông tận các hội để có thể giúp ngân hàng trong việc lựa chọn các tổ trởng tổ vay vốn có tinh thần trách nhiệm cũng nh uy tín đối với nhân dân.

1.5. Công tác kiểm tra kiển soát của ban đại diện hội đồng quản trị.

Công tác kiểm tra kiểm soát đợc các ngành cũng nh đợc ngân hàng phục vụ ngời nghèo tổ chức một cách thờng xuyên toàn diện và triệt để thì các vớng mắc, tồn tại sẽ đợc giải đáp, uốn nắm kịp thời. Công tác tuyên truyền trong nhân dân phải đợc làm thờng xuyên, liên tục sâu rộng để tất cả các ngành, các cấp và mọi ngời đều phải hiểu rõ tạo sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ có nh vậy hoạt động của ngân hàng phục vụ ngời nghèo mới mang lại hiệu quả cao.

Bộ máy quản lý cha đợc hợp lý, sự phối hợp cha ăn khớp, cán bộ thờng trực tác nghiệp ít, lại kiêm nhiệm công việc của Ngân hàng nông nghiệp và phát

Luận văn tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý

triển nông thôn trong khi số lợng khách hàng là lớn nên việc chỉ đạo và trực tiếp kiểm tra không đáp ứng hết và có biểu hiện quá tải.

1.6. Về thủ tục vay vốn.

Ngân hàng nông nghiệp đã tiến hành vay trực tiếp từ các tổ vay vốn và tiết kiệm. Từ đó ngời nghèo vay vốn không cần phải tín chấp nhng phải là hộ nằm trong tổ vay vốn và tiết kiệm có tên trong danh sách hộ nghèo của uỷ ban nhân dân xã. Việc cho vay vốn xoá đói giảm nghèo phát triển nông nghiệp nông thôn đã làm chuyển biến tích cực về đời sống, đời sống tinh thần vật chất.... Nhng mô hình cho vay hộ nông dân đặc biệt là mô hình cho vay hộ nghèo, từ khâu xét duyệt, kiểm tra phát tiền vay, thu nợ còn nhiều thủ tục không phù hợp với trình độ dân trí vùng cao, cần đợc cải tiến vận dụng linh hoạt hơn. Cần tăng cờng đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ, phơng tiện đi lại làm việc đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu họat động ngân hàng trên địa bàn.

2. Kinh nghiệm tạo dựng vốn của các n ớc trên thế giới.

Nhìn vào lịch sử phát triển của các nớc trên thế giới , hầu hết tất cả các nớc trớc khi bớc vào công nghiệp hoá- hiện đại hoá, phát triển kinh tế đều phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong đó trớc hết là vốn cho quả trình đó. Tuy nhiên tuỳ theo đặc điểm của mỗi nớc và giai đoạn nào mà các nớc có thể chọn các cách đi khác nhau để đạt đợc mục tiêu của mình.

2.1. C ác n ớc tạo dựng vốn theo cách h ớng nội: Nớc Anh và Pháp

Nớc Anh là một quốc gia thực hiện việc tích luỹ vốn của mình bằng cách bóc lột thuộc địa, cớp bóc, và các biện pháp khác. đến cuối thể kỷ 18 nguồn vốn của cải của nớc này đợc biến thành t bản và đợc đầu t vào công nghiệp. Nh vậy đối với n- ớc Anh con đờng và giải pháp cơ bản để tạo dựng vốn đầu t vào phát triển công nghiệp là phát triển mạnh tự do hoá thơng mại, nhằm tạo ra tích luỹ nền kinh tế từ nội địa nền kinh tế và bóc lột thuộc địa.

Nớc Đức: Khi bớc vào thời kỳ tích luỹ vốn cho đã có một lợng vốn nhất

định. Ngoài ra Đức còn có một hệ thống ngân hàng mạnh, đủ khả năng tạo ra nguồn vốn cho các nhà t bản vay. Các ngân hàng này có thể mở ra các tài khoản cho các nhà đầu t hoạt động vay, trả và việc mở ra các tài khoản này không phụ

Luận văn tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý

thuộc nhiều vào số tiền tiết kiệm và tích luỹ trong nhiều năm của các cá nhân trong xã hội.

Nớc Nga: vào thế kỷ 19 chẳng những không có tích luỹ của cải nguyên

thuỷ mà cũng không có một hệ thống ngân hàng đủ mạnh để tạo ra một lợng vốn đủ lớn. nhng thay vào đó nớc Nga đã sử dụng quyền lực đánh thuế của Nhà nớc. và sử dụng lợng tiền này để đầu t vào công nghiệp. Nớc Nga cũng sử dụng biện pháp kêu gọi đầu t nớc ngoài nhng thực tế không thu đợc nhiều.

Nớc Nhật: Là một cờng quốc của châu á nhng cách tạo dựng vốn của nó

hoàn toàn khác so với các nớc khác. Để có lợng vốn lớn đầu t vào phát triển kinh tế Nhật Bản đã dựa vào cơ cấu chính quyền rất mạnh cộng với thu thuế rất lớn từ nhân dân. Từ kinh nghệm từ Nhật bản cho thấy sự nghèo khổ ban đầu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tích luỹ thấp

2.2. Các n ớc tạo dựng vốn thông qua con đ ờng h ớng ngoại:

Thông qua con đờng thu hút vốn đầu t và vay vốn của nớc ngoài với mục đích là đẩy nền kinh tế trong nớc phát triển. Giúp cho rút ngắn khoảng cách giàu nghèo với các nớc phát triển.

Đài Loan: Là một trong bốn con rồng châu á có mức thu nhập bình quân

đầu ngời và nhịp độ phát triển kinh tế cao hiện nay. Vào cuối những năm 60 của

Một phần của tài liệu Nâng cao sử dụng vốn vay tại tỉnh Hà Tây (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w