Từ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu Luận văn thặc sĩ: Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính (Trang 72 - 77)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Từ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính

Tình thái là từ có số lợng lớn nhất trong các lớp từ thể hiện nội dung thơ tình Nguyễn Bính. Qua khảo sát và thống kê 106 bài thơ tình Nguyễn Bính chúng tôi thấy tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính gồm các nhóm: Tình thái gọi đáp, tình thái bộc lộ cảm xúc, tình thái tạo câu nghi vấn hoặc mệnh lệnh, cầu khiến. Tổng số từ tình thái mà chúng tôi khảo sát trong 106 bài thơ tình là 343 từ và cụm từ tình thái.

Bảng 5: Từ ngữ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính

Kiểu tình thái Vị trí Số lợng từ ngữ tình thái

Gọi đáp Đầu câu 25 từ (7,28%) Cuối câu 20 từ (5,83%)

Đầu câu 59 từ hoặc cụm từ (17,2%) Bộc lộ cảm xúc Giữa câu 49 từ hoặc cụm từ (14,28%)

Cuối câu 63 từ hoặc cụm từ (18,36%) Tạo câu nghi vấn hoặc Đầu câu 71 từ hoặc cụm từ (20,69%) mệnh lệnh, cầu khiến Giữa câu 10 từ hoặc cụm từ (2,91%)

Cuối câu 46 từ hoặc cụm từ (13,41%) Cũng nh lớp từ láy, lớp từ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính có vai trò thể hiện đa dạng các sắc thái tình cảm: thân mật, ngạc nhiên, sợ hãi, tiếc thơng, xúc động, đặc biệt thơ tình Nguyễn Bính không có sắc thái vui mừng, phấn khởi mà chủ yếu là các sắc thái buồn đau, nuối tiếc, thất vọng, chán chờng.

Tình thái gọi đáp trong thơ tình Nguyễn Bính đứng ở câu thơ đầu của các khổ thơ để gọi tên riêng những ngời yêu, ngời tình trong mộng một cách thân mật, để bày tỏ nỗi lòng cô đơn của cái tôi trữ tình khi ngời yêu không hồi đáp tình cảm hoặc đã vui duyên mới, cái tôi trữ tình gọi tên ngời yêu với sự trách móc hờn dỗi.

Tú Uyên ơi !

Cả một mùa mai trắng rụng rồi Cả một mùa sen đang nở rộ Bốn mùa trở lại một thân tôi.

(Nàng Tú Uyên) Huyền Chân ơi !

Mùa xuân, mùa xuân, mùa xuân rồi Giờ đây chín vạn bông trời nở Riêng có tình ta khép lại thôi.

(Nhạc xuân) Nàng hỡi ! Xuân này này có nhớ Xuân xa ai nhặt cánh hoa mai.

(Mai tàn)

Có lúc tác giả lại nhập vai vào cô gái trong Ma xuân để trách khéo ngời yêu nhng vẫn thể hiện sự nhẹ nhàng thân mật.

Anh ạ ! Mùa xuân đã cạn ngày Bao giờ em mới gặp anh đây.

(Ma xuân)

Có khi tác giả lại nhập vai vào ngời chị gọi ngời em để dặn dò nhờ cậy tr- ớc lúc sang ngang.

Em ơi, em ở lại nhà

Vờn dâu em đốn mẹ già em thơng.

(Lỡ bớc sang ngang)

Đây là nỗi thất vọng của chàng trai trớc thực tế không nh mình mơ - ớc.

Con tằm đợc mấy tiền tơ

(Nhà tôi)

Từ tình thái còn làm cho câu thơ gần với lời tâm sự, những câu cảm khái, những tiếng khóc than.

Hỡi ôi ! Bớm trắng tơ vàng

Mau về mà chịu tang nàng đi thôi.

(Ngời hàng xóm)

Tình thái đứng ở cuối câu cũng biểu thị lời gọi nhng lời gọi tha thiết pha lẫn sự trách móc, có khi lời gọi để yêu cầu đề nghị ngời yêu, ngời tình trong mơ ớc, ngời vợ, ngời em trớc lúc chia tay.

Những tiếng lòng chàng tha thiết gọi

ở trên gác vắng lạnh lùng ơi.

(Gửi cô Oanh)

Anh gửi cho mình giữ lấy mình ơi !

(Th lá vàng)

Nghe lời anh em hỡi !

(Hôn nhau lần cuối)

Em đừng khóc nữa em ơi ! Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em !

(Lỡ bớc sang ngang)

Tình thái bộc lộ cảm xúc có mặt ở cả ba vị trí đầu câu, giữa câu, cuối câu là những lời than vãn, lời kêu ca, lời nuối tiếc, lời chia ly, lời chấp nhận cho số phận nghèo nàn, bọt bèo, cay đắng, cho tình duyên dở dang, cho tình cũ khi gặp lại đã muộn màng.

Than ôi! Nàng sắp lấy chồng Sắp mang pháo đỏ rợu hồng tiễn tôi.

(Lỡ duyên)

Xa lắm rồi Nhi ! Muộn lắm rồi

Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi !

(Hoa với rợu)

Ngời con gái trong lỡ bớc sang ngang chấp nhận số phận, chấp nhận thực tế bạc bẽo, xem cuộc đời mình nh một định mệnh trớ trêu.

Cũng là thôiCũng là đành

Sang ngang lỡ bớc riêng mình chị sao.

(Lỡ bớc sang ngang) Đây là lời tiếc thơng xót xa cho ngời con gái tài hoa bạc phận.

Tơ duyên đến thế là thôi

Thế là uổng cả một đời tài hoa.

(Dòng d lệ)

Tình thái tạo câu nghi vấn thờng đứng ở đầu câu tạo thành những câu hỏi mà tác giả đặt ra để hỏi chính lòng mình, độc thoại nội tâm với chính mình, những câu hỏi không có lời đáp, những câu hỏi đa nhân vật trữ tình vào trạng thái tơng t, trăn trở, lo lắng, thấp thỏm, buồn đau.

Làm sao giấc ngủ không dài

Mà đêm không ngắn mà trời cứ ma.

(Th cho chị)

Lạ quá ! Làm sao tôi cứ buồn ?

Làm sao tôi cứ khổ luôn luôn ? Làm sao tôi cứ tơng t mãi ?

(Vâng) Tình thái tạo câu mệnh lệnh:

Đừng hôn dù thấy bó hoa tơi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm ngời.

(Ghen)

Tình thái tạo câu cầu khiến:

Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cời Tôimuốnđừngnghĩ tới ai Bằng không tôi muốnđừnggặp Một trẻ trai nào trong giấc mơ.

(Ghen)

Từ tình thái trong thơ tình Nguyễn Bính đã thể hiện muôn màu muôn vẻ các sắc thái tình cảm, những xôn xao trong cảm xúc của cái tôi trữ tình, mang đến cho câu thơ Nguyễn Bính màu sắc tâm tình kể lể đậm hơi hớng điệu nói khác với ca dao dân ca gần với điệu ngâm. Nhờ từ tình thái mà Nguyễn Bính thể hiện thành công trong việc phát hiện và biểu hiện những ngôn ngữ tình yêu sâu kín. Thể hiện mọi cung bậc tình cảm của cái tôi trữ tình.

Một phần của tài liệu Luận văn thặc sĩ: Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính (Trang 72 - 77)