Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu Luận văn thặc sĩ: Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính (Trang 68 - 70)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính

Góp phần làm nên tính nhạc tiềm ẩn trong thơ Nguyễn Bính không thể không nói đến thanh điệu. Trong thơ Nguyễn Bính giữa các câu thơ nói riêng và giữa toàn bài thơ nhà thơ đã khéo léo phối hợp các yếu tố ngữ âm đặc biệt là thanh điệu làm cho câu thơ, bài thơ mang âm hởng và tính nhạc độc đáo.

Thơ tình Nguyễn Bính có sự phối hợp hài hoà, luân phiên giữa thanh cao (bổng) với thanh thấp (trầm) đặc biệt là sự kết hợp liên tiếp các thanh bằng giữa các tiếng trong câu thơ và giữa các câu thơ với nhau tạo nên âm hởng và tính nhạc cho bài thơ

Một ngời càng nhớ càng xa một ngời Ngày trông mây trắng bay hoài Đêm mơ áo trắng bay dài năm canh.

(Quê tôi)

Trong thơ Nguyễn Bính thờng kết thúc bằng sự kết hợp giữa thanh dấu ngã - huyền, thanh trắc - bằng, thanh cao - thấp ở cuối câu thơ gợi lên âm hởng trầm buồn xót xa

Lá ơi và gió ơi tôi biết

Tình chửa chúng đôi đã lỡ làng.

(Nhặt nắng)

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.

(Ma xuân)

Có khi trong một bài thơ tác giả kết hợp liên tiếp các thanh dấu ắc và thanh trắc với nhau tạo thành những câu hỏi tu từ

Ai đem rắc bớm lên hoa

Rắc bèo xuống giếng rắc ta vào nàng? Ai đem nhuộm lá cho vàng?

Nhuộm đời cho bạc cho nàng phụ ta.

(Rắc bớm lên hoa)

Tác giả dùng thanh bằng giữa câu thơ gợi lên kết cục buồn của tình yêu

Đây tình duyên của đôi ta

Đến đây là đến đây là là thôi.… …

(Rợu xuân)

Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính đợc tác giả phối hợp một cách tinh tế và điêu luyện trong các thanh tiếng việt đa đến cho ngời đọc sự bất ngờ thú vị. Thơ tình Nguyễn Bính có sự đồng điệu sâu xa với tâm hồn ngời đọc bởi một phần trong thơ ông rất đậm đà tính nhạc và điều đặc biệt là nhà thơ có khả

năng kỳ diệu đi vào trái tim quần chúng lao động, những ngời bình dân ở khắp ba miền đất nớc.

Tiểu kết chơng 2

Nguyễn Bính vừa có kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống, nhng phần cách tân sáng tạo của ông vẫn là chủ yếu. Đặc biệt ông làm mới lối thơ xa của dân tộc bằng cách cấu tứ thiên về trình bày, diễn tả, cách thức và ý nghĩa dùng từ ngữ, hình ảnh mới lạ, nhịp thơ đầy biến hoá linh hoạt, giọng điệu phong phú. Có khi ngay cả những câu thơ lục bát của Nguyễn Bính mà câu chữ, nhịp điệu không có gì mới mẻ, ngời ta vẫn nhận ra cái hồn cốt của câu thơ mới bởi nó đã diễn tả những “bâng khuâng khó hiểu” của tâm hồn con ngời hiện đại. Có thể nói với nguồn cảm xúc thơ mới dạt dào, Nguyễn Bính nh “nhập” vào thể thơ lục bát và góp phần hiện đại hoá lối thơ truyền thống.

Chơng 3

Ngữ nghĩa của ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính

Dẫn nhập

Hệ thống các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật trong thơ tình Nguyễn Bính vô cùng phong phú và đa dạng. trong phong trào Thơ mới (1932 - 1945), ông đ- ợc xem là nhà thơ “Chân quê, tình quê, hồn quê”. Ngôn ngữ thơ ông trong sáng, giản dị, mộc mạc giàu màu sắc dân gian. Đi vào vào tìm hiểu hình thức nghệ thuật cũng chính là tìm hiểu nét đặc sắc về phong cách thơ tình Nguyễn Bính và những đặc điểm về ngữ nghĩa ngôn ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính.

3.1. Từ ngữ giàu giá trị biểu cảm trong thơ tình Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu Luận văn thặc sĩ: Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w