Từ láy âm trong thơ tình Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu Luận văn thặc sĩ: Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính (Trang 70 - 72)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Từ láy âm trong thơ tình Nguyễn Bính

Trong thơ tình Nguyễn Bính rất ít dùng từ Hán Việt mà u tiên cho từ thuần Việt. Các lớp từ láy, từ tình thái, từ địa phơng, từ khẩu ngữ đợc dùng

nhiều và đúng chỗ đã góp phần làm cho ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính trong sáng, giản dị, mộc mạc, giàu màu sắc dân gian.

Trong thơ tình Nguyễn Bính, các từ láy đợc dùng có vai trò thể hiện đa dạng các trạng thái, cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình. Trong 106 bài thơ tình, Nguyễn Bính đã dùng 105 từ láy (với 120 lợt dùng trong 53 bài). Trong đó, từ láy phụ âm đầu 81/105 từ (77,1%), từ láy hoàn toàn 13/105 từ (12,4%) từ láy vần 11/105 từ (10,5%).

Từ láy “Nhỡ nhàng” trong câu thơ sau của bài “Ma xuân” đã diễn tả cảnh ngộ, tâm trạng buồn, thất vọng và đáng thơng của nhân vật trữ tình.

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.

Sự lỡ hẹn trong tình yêu đôi lứa đã dẫn đến bao sự nhỡ nhàng khác: những hạt ma đầu xuân, tơ vơng đầu tiên, cuộc hò hẹn đầu tiên gặp sự phũ phàng đầu tiên. Dờng nh đã bị nhoà vào quên lãng bởi “nhỡ nhàng”.

Trong bài “Chân quê” từ láy “rộn ràng” lại gián tiếp cho thấy tâm lý bất an của chàng trai đối với ngời yêu.

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

áo cài khuy bấm em làm khổ tôi.

Vui mừng gặp lại ngời yêu sau những ngày chờ đợi xa cách, nhng ngời con trai lại bất ngờ khi thấy ngời yêu đã thay đổi hình thức bên ngoài. Trong đôi mắt ngời con trai, khăn nhung, quần lĩnh là loại y phục sang trọng đơng thời d- ờng nh không thích hợp với cô gái quê. Ngời làng quê còn ít giao lu tiếp xúc với thành thị nên khăn nhung, quần lĩnh là trang phục xa lạ với các cô gái chân chất, quê mùa. Từ láy “rộn ràng” dờng nh làm cho dáng đi của cô gái quê sang trọng hơn, điệu đàng hơn. Chàng trai ái ngại xen lẫn lo lắng khi ngời yêu mặc “áo cài khuy bấm” thay cho chiếc áo tứ thân giản dị và kín đáo. Tâm trạng của chàng trai thật đáng thông cảm và trân trọng: không bực mình, không giận hờn mà chỉ tỏ thái độ không đồng tình bằng ý nghĩ “em làm khổ tôi”.

Cảnh ngộ và tâm trạng chờ đợi của cô lái đò đợc Nnguyễn Bính khắc hoạ qua từ láy “mỏi mòn” rất tinh tế trong bài “Cô lái đò”.

Nhng rồi ngời khách tình xuân ấy Đi biệt không về với bến sông Đã mấy lần sông trôi chảy mãi Mấy lần cô lái mỏi mòn trông.

Cô lái đò mỏi mệt, hao mòn về thể xác, mỏi mòn về tinh thần vì chờ đợi ngời yêu đã không trở lại.

Trong thơ tình Nguyễn Bính, ngoài việc biểu hiện đa chiều các trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình, các từ láy còn gợi lên những cảnh huống: cô đơn, ly tán, đau khổ, biệt ly, dở dang. Mỗi từ láy đợc tác giả sử dụng nh gợi ra một số phận, một cảnh ngộ và cuộc đời của nhân vật trữ tình. Tuy nhiên Nguyễn Bính không phải là ngời đầu tiên biết khai thác từ láy trong thơ tình, bởi trớc đó đã có trong ca dao, trong thơ trung đại và bên cạnh là các nhà Thơ Mới khác nhng cái tài của Nguyễn Bính là biết vận dụng từ láy để khai thác, diễn tả một cách kín đáo, tinh tế các sắc thái biểu cảm, các trạng thái tình cảm, các khía cạnh khác nhau trong tình yêu của nhân vật trữ tình, của cái tôi trữ tình. Mỗi trạng thái là một từ láy thể hiện nó nh là linh hồn, bộ phận không thể thiếu trong cơ thể ngời cũng nh không thể thiếu trong ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính. Từ láy là phơng tiện hình thức để thể hiện nội dung thơ tình Nguyễn Bính.

Ngoài ra từ láy đã góp phân thể hiện tính dân tộc của ngôn ngữ. Từ láy còn phản ánh hiện thực khách quan cuộc sống của con ngời, thời đại đồng thời bộc lộ những t tởng, góc nhìn, tâm t, tình cảm của tác giả. Từ láy còn thể hiện phong cách thời đại, phong cách tác giả, thể hiện những đặc điểm, nét riêng của ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính so với các nhà thơ tình khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thặc sĩ: Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w