a. Bổ sung bảo đảm bằng quyền giữ tàu đang hình thành trong tương lai và quyền giữ tàu biển sửa chữa
Một biện pháp bảo đảm khác rất phổ biến cả trong hệ luật pháp Lục địa, cả trong hệ Thông luật là quyền giữ tài sản. Song, vừa qua nó khơng được quy định với
tư cách là một biện pháp bảo đảm có tính vật quyền trong chế định GDBĐ của BLDS 2005 mà đặt ở chương hợp đồng [1, 82-124] có tính trái vụ, nên quyền ở Điều 416 dễ bị hiểu lầm là một trái quyền, trong khi nội dung quyền này quy định có tính vật quyền. Chính vì thế mà sau khi BLDS 2005 có hiệu lực, người ta đã hỏi "quyền cầm giữ tài sản quy định tại Điều 416 của BLDS 2005 có nội dung pháp lý tương tự như quyền cầm giữ hàng hải quy định tại một số điều của BLHH 2005 không?" Hơn nữa, cách gọi tên quyền này ở Điều 416 là một vật quyền-quyền giữ tài sản (rights of retention), nhưng lại có thêm từ "cầm" để thành "cầm giữ tài sản" nên đã có sự liên tưởng đến quyền cầm giữ hàng hải trong BLHH, mà quyền là một trái quyền.
Trong giao dịch hàng hải đã có chế định về "quyền cầm giữ hàng hải" [2, tr. 13-14] được phát sinh khi có khiếu nại hàng hải, mà thực chất của quyền này là một hư quyền-vì người khiếu nại có quyền cầm giữ hàng hải lại khơng được quyền chi phối trực tiếp số phận tài sản mà phải nhờ đến toà án bằng lệnh bắt giữ tàu.
Do đó: các vật quyền được đưa bảo đảm bằng tàu biển để bảo quyền của người chủ đầu tư đóng mới tàu, hay người đang sửa chữa tàu được chủ tàu thuê cần được bổ sung quy định. Nếu được áp dụng thì chế định này sẽ có tên là "Quyền giữ tàu biển".
Người có quyền giữ tàu đang đóng và tàu sửa chữa là người địi nợ chủ tàu hay người được uỷ quyền quản lý tàu đã không trả tiền cơng làm th sửa chữa tàu, thậm chí phục hồi gần như đóng mới tàu, hay bỏ chi phí của mình để mua một số phương tiện, thiết bị để sửa chữa, đóng tàu.
Quan hệ giữa người sửa chữa hoặc làm mới đồ vật với người thuê là chủ sở hữu hay người được uỷ quyền là loại quan hệ phổ biến trong đời sống dân sự-thương mại. Pháp luật của cả hai hệ thống luật đều gọi người này là trái chủ-chủ nợ-người có quyền khi người này địi thanh tốn tiền cơng từ tài sản mà mình đang sửa chữa hoặc làm mới đồ vật, bằng cách cho người này được quyền giữ tài sản đó cho đến khi chủ nợ đáp xong yêu cầu thanh toán [26, tr. 274].
Quan hệ đó có đặc trưng là quyền đối với con tàu, nhưng mục đích khơng hướng vào con tàu mà nhắm vào giá trị của tàu để địi lợi ích (trả cơng). Người yêu cầu
thanh toán trong khi chờ được đáp ứng tiền cơng thì anh ta có quyền giữ tàu biển (Rights of Ship Retention) đang đóng hay sửa chữa đó. Đặc điểm của sự hình thành quyền này là từ luật định do yêu cầu về sự công bằng xã hội.
b. Thế chấp quyền giữ tàu hình thành trong tương lai và tàu biển sửa chữa
Thế chấp quyền giữ tàu đang đóng như ở trên đã nói là cịn hạn chế quyền của người đầu tư vào con tàu, do đó nên bổ sung cả quyền thế chấp tàu hình thành trong tương lai, dù tàu chưa hình thành vì bản chất ở đây là thế chấp "quyền" chứ không phải là "vật".
Mặt khác, nên bổ sung "Thế chấp quyền giữ tàu đang sửa chữa" và quyền này của người giữ tàu sẽ theo con tàu đó cho dù nó đã thay đổi chủ sở hữu tàu, cho đến khi chủ nợ thanh tốn xong khoản nợ đó.