Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến cầm giữ hàng hải và thế chấp tàu biển năm 1926 [25, tr. 10] (gọi tắt là Công ước 1926), quy định không chỉ thế chấp mà cả các bảo đảm tương tự khác, miễn là có hiệu lực đầy đủ theo Pháp luật Quốc gia trong đó có quyền cầm giữ hàng hải - một đặc quyền, phát sinh từ các quyền khiếu nại; các khiếu kiện được bảo đảm bằng quyền cầm giữ hàng hải sẽ theo tàu dù tàu đó có thể đã được chuyển nhượng.
1.3.1.2. Công ước quốc tế 1967
Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến cầm giữ hàng hải và thế chấp tàu biển năm 1967 [26, tr. 18] (gọi tắt là Công ước 1976) quy định quy định các vấn đề: điều kiện để thế chấp có hiệu lực; trình tự ưu tiên cuả thế chấp có đăng ký và giữa các thế chấp có đăng ký; tất cả các thế chấp, tất cả các quyền cầm giữ và các bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào.
1.3.1.3. Cơng ước quốc tế 1993
ước 1993) quy định các vấn đề: danh sách các khiếu nại làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải; thực hiện thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải; việc công nhận và thực hiện cầm cố, thế chấp và các khoản phí; xếp hạng và hiệu lực của thế chấp và các khoản phí [27, tr. 25].
Những năm gần đây, rất nhiều quốc gia tham khảo 3 CUQT trên để nội luật hoá pháp luật hàng hải của nước mình, trong đó chủ yếu dựa vào CUQT 1993. Chính việc tham khảo CUQT 1993 khá mạnh mẽ được thể hiện trong BLHH 2005 của nước ta (xem dưới đây).