Phù hợp văn bản hướng dẫn thi hành BLDS

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pdf (Trang 58 - 60)

đảm, miễn là các bên giao dịch đưa ra được bảo đảm cho nghĩa vụ của mình:

"Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch...

Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.

Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.

Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm là động sản như thiết bị, máy móc, hàng hoá luân chuyển... " [1, tr. 4-5]

Trong dịch chuyển quyền đối với tàu biển, căn cứ vào quy định của BLDS 2005 và Nghị định (sắp ban hành) trên thì người cho thuê tàu biển hoàn toàn có quyền thế chấp quyền cho thuê tàu đó để lấy một khoản vay hay để thanh toán một nghĩa vụ. Thế chấp quyền cho thuê tàu là một bảo đảm tài sản của chủ tàu, của người được uỷ quyền quản lý hợp pháp tàu. Rất tiếc, BLHH 2005 chưa quy định vấn đề này. Tương tự, BLHH 2005 mới chỉ dừng ở thế chấp tàu đang đóng, trong khi BLDS 2005 và Nghị

định về GDBĐ cho phép thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao

dịch.

Như vậy, tàu biển hình thành trong tương lai và được phép giao dịch là tài sản

bảo đảm mà quy định về hàng hải cần áp dụng.

3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp và thống nhất pháp luật

Các quy định GDBĐ áp dụng trong lĩnh vực hàng hải phải đảm bảo sự thống nhất, tập trung của hệ thống pháp luật dân sự và thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng áp dụng quy định giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam pdf (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)