Công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp dựa trên sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 50 - 52)

2. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CHỨNG MINHC ỦA ĐƯƠNG SỰ – MỘT VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

2.4.1 Công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp dựa trên sự lãnh đạo của Đảng

sự lãnh đạo của Đảng

Nhà nước ta đã trải qua 20 năm của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, thực hiện mục tiêu công bằng dân chủ, văn minh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân được cụ thể hóa trong nhiều văn bản bản có giá trị pháp lý cao như Hiến Pháp 1992

(Điều 2, Điều 3), các luật, văn bản dưới luật trong từng lĩnh vực cụ thể và đã đạt được nhiều mục tiêu to lớn trên tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới đang đi vào giai đoạn then chốt, quan trọng nhằm tạo tiền đề cho việc xây dựng những cơ sở cho mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa trong đó có nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên, việc đổi mới hệ thống chính trị cũng không nằm ngoài mục tiêu chung của nhà nước xã hội chủ nghĩa“là nhằm thực hiện tốt

dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”[30]

Cụ thể hóa quan điểm của nhà nước, Trung Ương Đảng và Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình cải cách tư pháp, xây dựng cơ sở cho công cuộc đổi mới và phát triển như nghị quyết số 08/NQ – TW ngày 02 thánh 01 năm 2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, chỉ thị của Thủ Tướng Chính Phủ số 10/2002/CT – TTg ngày 19 tháng 03 năm 2002 về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 08/ NQ – TW của Bộ Chính Trị, nghị quyết số 34/NQ – TW ngày 03 tháng 02 năm 2004 về một số chủ trương, chính sách giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, nghị quyết số 49 – NQ/ TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020… Trong đó, vai trò chứng minh của đương sự đã được quy định thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp “Tiếp

tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”[31].

Chính sự chỉ đạo và định hướng của Đảng đã dần nâng cao nhận thức cũng như tính hiệu quả trong hoạt động tư pháp ảnh hưởng đến vai trò chứng minh của đương sự. Khi đã là một nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng

hàng đầu thì đòi hỏi toàn bộ hệ thống tư pháp phải có sự mở rộng hơn nữa quyền và nghĩa vụ cụ thể của đương sự, đặt đương sự vào vị trí trung tâm của toàn bộ quá trình tố tụng giúp cho vai trò của họ ngày càng quan trọng và được quan tâm hơn.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w