Vai trò chứng minh nổi bật của đương sự trong sự so sánh với các chủ thể khác của hoạt động chứng minh.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 39 - 45)

2. XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CHỨNG MINHC ỦA ĐƯƠNG SỰ – MỘT VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

2.2.3 Vai trò chứng minh nổi bật của đương sự trong sự so sánh với các chủ thể khác của hoạt động chứng minh.

với các chủ thể khác của hoạt động chứng minh.

Chủ thể của hoạt động chứng minh là những người bằng hành vi của mình tham gia vào quá trình xác minh có hay không những tình tiết khách quan làm cơ sở cho yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu của các bên trong quá trình giải quyết vụ án. Chủ thể của hoạt động chứng minh không chỉ có các đương sự mà còn nhiều người khác như người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của người khác, lợi ích công cộng, Viện kiểm sát và Tòa án. Xuất phát từ vị trí, vai trò của những chủ thể này là khác nhau khi tham gia quan hệ tố tụng nên vai trò chứng minh và phạm vi chứng minh của họ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng cụ thể. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng dù trực tiếp hay gián tiếp thì vai trò chứng minh của các chủ thể này cũng phái sinh từ vai trò chứng minh của đương sự.

Người đại diện của đương sụ trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì người đại diện theo pháp luật bao gồm có cha mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, người được tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ hộ gia đình đối với gia đình, tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác (Điều 142 BLDS), ngoài ra cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật cho người được khởi kiện (Điều 73 BLTTDS), người được tòa án chỉ định để đại diện cho đương sự tham gia tố tụng (Điều 76 BLTTDS).

Người đại diện theo ủy quyền cũng là người thay mặt cho đương sự thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhưng thông qua một giấy ủy quyền thể hiện ý chí của người đại diện và người được đại diện, phạm vi đại diện được ghi nhận một cách cụ thể trong giấy ủy quyền đó. Có thể đại diện một phần hay toàn bộ nhưng trong vụ án ly hôn, đương sự không thể ủy quyền cho người khác tham gia thay mình.

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự và trong hoạt động chứng minh được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại điều 74 BLTTDS:

“1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình đại diện.

2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản ủy quyền.”

Khi tham gia vào hoạt động chứng minh, người đại diện có toàn quyền trong việc đề ra các yêu cầu, phản yêu cầu và chứng minh cho những ý kiến đó. Nhưng dù là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của đương sự thì vai trò chứng minh của họ cũng phát sinh sau khi phát sinh vai trò chứng minh của đương sự. Đương sự không thể hoặc có hạn chế nhất định không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người đại diện hoặc tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho họ. Hoạt động chứng minh của người đại diện là “thay mặt” đương sự, hành vi chứng minh của họ cũng chính là hành vi của đương sự và hướng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự. Khi tư cách đương sự chấm dứt thì tư cách đại diện của họ cũng chấm dứt.

Như vậy, so với đương sự, hoạt động chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp gặp nhiều khó khăn hơn nên hiệu quả chứng minh hạn chế hơn. Còn đương sự là chủ thể của quan hệ tranh chấp, lợi ích của họ gắn với đó, họ là người hiểu nhất về quyền và nghĩa vụ của mình, về nguyên nhân phát sinh tranh chấp, về thực trạng quan hệ pháp luật của mình… nên hoạt động chứng minh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

2.2.3.2 Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (khoản 1 Điều 64 BLTTDS). Những người này có thể là luật sư hoặc bất cứ chủ thể nào đủ điều kiện mà đương sự tin tưởng. Đây cũng là một chủ thể của hoạt động chứng minh, họ có thể tham gia vào vụ án ở bất cứ giai đoạn nào, được tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Liên quan đến hoạt động chứng minh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền:

“2. Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được sao chụp những tài liệu cần thiết trong hồ sơ để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ” (Điều 64 BLTTDS).

Trong trường hợp này, vai trò chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ đương sự khi được “nhờ”, đương sự vẫn là người đề ra việc chứng minh, yêu cầu hoặc phản yêu cầu nhưng do có hạn chế về mặt pháp lý cũng như kinh nghiệm tố tụng nên họ phải cầu cứu đến sự hỗ trợ, những người này chỉ có quyền chứ không có nghĩa vụ chứng minh, việc chứng minh được hay không không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự có thể không có mặt tại phiên tòa ( Điều 203 BLTTDS ).

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, vị trí pháp lý của người bảo vệ quyền lợi của đương sự không có gì khác so với đương sự vì họ cùng thuộc nhóm người tham gia tố tụng. Họ không có quyền thay mặt đương sự mà chỉ có thể giúp đỡ đương sự. Suy cho cùng, trong hoạt động chứng minh đương sự vẫn tự mình quyết định, tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Điều này cũng là một minh chứng cụ thể cho vai trò nổi bật của đương sự.

2.2.3.3 Viện kiểm sát

Viện kiểm sát tham gia quá trình chứng minh thông qua hai hoạt động là tham gia phiên tòa và kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

Viện kiểm sát tham gia phiên tòa “đối với những vụ án do tòa án

thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại” (khoản 2 Điều 2 ) cụ thể là

những vụ án do tòa án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 hoặc những vụ án mà tòa án tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp

thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 2 Điều 88, điểm b khoản 1 Điều 92. Khi đó, tòa án nhân dân phải chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát nghiên cứu (trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với tòa án cấp phúc thẩm đã kháng nghị phúc thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đã kháng nghị theo theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo thủ tục tái thẩm)[25] trong một thời gian luật định để tiến hành xem xét.

Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm khi xét thấy có căn cứ, khi đó viện kiểm sát phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 251, khoản 5 Điều 287 BLTTDS, có quyền nghiên cứu hồ sơ (Điều 262), tham gia phiên tòa (khoản 2 Điều 264), có quyền phát biểu ý kiến (điểm b khoản 1 Điều 271, khoản 1 Điều 295, Điều 310)…

Như vậy, với hành vi kháng nghị Viện kiểm sát cũng tham gia hoạt động chứng minh một cách hết sức tích cực. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ của Viện kiểm sát do luật định, sau khi đương sự thực hiện hoàn tất quyền và nghĩa vụ của mình thì trong nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểm sát xét thấy việc xét xử của tòa án là chưa công bằng nên thực hiện quyền kháng nghị của mình. Cũng tương tự, khi đương sự có yêu cầu, khiếu nại đối với việc tòa án thu thập chứng cứ thì để đảm bảo khách quan, Viện kiểm sát phải tham gia để bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như pháp chế của nhà nước – đây là một nghĩa vụ phái sinh vì nếu đương sự không thực hiện hoạt động chứng minh thì viện kiểm sát cũng không thể thực hiện hoạt động chứng minh của mình.

2.2.3.4 Tòa án

Để nghiên cứu vai trò chứng minh của tòa án cần nhận thức rõ thái độ cụ thể của tòa án khi tiến hành tố tụng dân sự. Tòa án – thể hiện cụ thể trong một vụ án dân sự là thẩm phán tiến hành giải quyết vụ án đó giữ thái

độ trung lập (bởi đây là những tranh chấp mang tính chất “tư”), đề ra đối tượng chứng minh và đốc thúc, hỗ trợ hoạt động chứng minh của các bên đương sự. Hoạt động chứng minh của tòa án chủ yếu dựa trên sự chứng minh của đương sự. Khi đương sự trình bày sự kiện, xuất nạp giấy tờ, yêu cầu của mình và liên hệ trực tiếp đến yêu cầu đó bằng những chứng cứ, kết quả sẽ tùy thuộc vào việc có hay không những bằng cớ cụ thể. Như vậy, mục đích của việc chứng minh là khác nhau. Trong khi tòa án phải chứng minh tính khách quan trong vụ án, phán quyết đưa ra phải công bằng với cả hai bên trong phạm vi hoạt động chứng minh của họ thì đương sự lại chứng minh cho yêu cầu của mình cũng như hoàn toàn có thể phủ nhận yêu cầu hay phản yêu cầu của đương sự bên kia.

Vai trò chứng minh của tòa án thể hiện ở một số quyền và nghĩa vụ như: tự mình tiến hành thu thập chứng cứ trong một số trường hợp quy định tại mục 1.2 phần IV nghị quyết số 04/2005/NQ – HĐTP ngày 19/9/2005 của HĐTPTANDTC về chứng cứ và chứng minh. Yêu cầu đương sự nộp bổ sung chứng cứ khi “xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ

việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết” (khoản 1 Điều 85). Theo yêu cầu

của đương sự tòa án sẽ quyết định các biện pháp thu thập chứng cứ như định giá tài sản, lấy lời khai của người làm chứng, quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung, đối chất… có quyền nghiên cứu, đánh giá chứng cứ theo điều 96, 97 BLTTDS, đây là điều hiển nhiên vì tòa án là người tiến hành hoạt động lập hồ sơ vụ án cũng như căn cứ vào đó để giải quyết. Tại phiên tòa, HĐXX có quyền hỏi những người tham gia phiên tòa như đương sự, người làm chứng…

Hoạt động chứng minh của tòa án chủ yếu trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá chứng cứ mà những chứng cứ này là do đương sự cung cấp. Như đã làm rõ, không có giai đoạn thu thập, cung cấp chứng cứ thì cũng sẽ không có giai đoạn nghiên cứu đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên cũng không

thể nào nói rằng hoạt động chứng minh do tòa án và đương sự thực hiện mỗi người một nửa vì đương sự cũng thực hiện việc nghiên cứu đáng giá chứng cứ tại phiên tòa cũng như được quyền biết, sao chép… tạo cơ sở cho việc tranh luận. Tòa án cũng thu thập chứng cứ mặc dù có hạn chế nhưng việc hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ được thể hiện rõ ràng. Đây là những hoạt động xen kẽ nhau, bổ sung cho nhau nhưng vai trò của đương sự thể hiện rõ ràng hơn trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình – bản chất của tố tụng dân sự. Việc đương sự có chứng minh được hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phán quyết của tòa án “lý luận và thực tiễn việc giải

quyết các vụ việc dân sự của tòa án đã cho thấy, việc không chứng minh được một sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự có thể kéo theo việc ra một quyết định không có cơ sở làm sâm phạm đến quyền lợi của các bên đương sự không hoàn thành được nghĩa vụ chứng minh của họ”[26]. Như vậy, vai

trò chứng minh của đương sự rõ nét hơn tòa án. Hoạt động chứng minh của đương sự là cơ sở cho hoạt động chứng minh của tòa án và bản án là một sự ghi nhận lại kết quả quá trình chứng minh của đương sự.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CHỨNG MINH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ – VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẤT CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w