Năm 1989 được đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, tiếp theo đó là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996. Đây là ba pháp lệnh tiền thân của bộ luật tố tụng dân sự hiện nay, nó đã bước đầu khắc phục được tính chất tản mạn của các quy phạm pháp luật, thu trình tự giải quyết vụ việc về những văn bản thống nhất và có giá trị cao. Tuy nhiên, ba pháp lệnh này lại mang tính chất chung chung định hướng, các quy định còn chưa thực sự rõ ràng, vẫn chưa thể thống nhất các vụ việc đân sự về một trình tự thủ tục chung gây khó khăn cho đương sự và tòa án. Về vai trò chứng minh của đương sự trong các vụ việc dân sự được quy định trong ba pháp lệnh này còn chưa nhiều và thiếu đi cơ chế bảo đảm do vẫn tồn tại thủ tục điều tra giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án – hay nói cách khác, trong giai đoạn này, vai trò chứng minh vẫn chủ yếu thuộc về tòa án.
Nghĩa vụ chứng minh của đương sự đã được quy định thành một nguyên tắc cụ thể“Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh
để bảo vệ quyền lợi của mình” (Điều 3 PLTTGQVAKT) nguyên tắc này đã
tạo cơ sở quan trọng để đương sự chủ động thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình. Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động chứng minh của đương sự đã được cụ thể hóa:
“Điều 20. Quyền, nghĩa vụ tố tụng của các đương sự 2- Các đương sự có quyền:
a) đưa ra tài liệu, chứng cứ, được đọc, sao chép và xem các tài liệu, chứng cứ do bên đương sự khác cung cấp;
e) tranh luận tại phiên tòa 3- Đương sự có nghĩa vụ
a) cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, chứng từ có liên quan theo yêu cầu của tòa án.” (Điều 20 PLTTGQTCLĐ)
Như vậy, đương sự có quyền thu thập chứng cứ, có quyền cung cấp những chứng cứ đó cho tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có quyền được biết về các tài liệu, chứng của của đương sự khác cũng như được sao chép các tài liệu đó. Đồng thời là quyền thì đây cũng là nghĩa vụ của đương sự.
Khi tiến hành khởi kiện, “Đơn kiện phải do nguyên đơn hoặc
người đại diện của nguyên đơn ký. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh yêu cầu của nguyên đơn” (khoản 2 Điều 32 PLTTGQTCLĐ).
Đơn kiện của nguyên đơn phải có đầy đủ các nội dung theo quy định cũng như nội dung các tài liệu chứng cứ để làm cơ sở cho yêu cầu của mình. Nếu không đầy đủ sẽ là một trong những căn cứ để trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 33 PLTTGQTCLĐ. Bị đơn có quyền được biết nội dung đơn kiện của nguyên đơn cũng như có quyền được đưa ra ý kiến của mình
về đơn kiện đó, nếu không đồng ý thì có nghĩa vụ chứng minh phản yêu cầu đó (Điều 34 PLTTGQVAKT ).
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự có thể tự mình hoặc nhờ người khác thay mặt mình tham gia quá trình giải quyết “Đương sự là
công dân, người đại diện của đương sự theo quy định tại Điều 21 của pháp lệnh này có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người khác thay mặt mình trong tố tụng, trừ việc ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật” (Điều 22 PLTTGQVADS). Quy định này nhằm khắc phục tình trạng hạn chế về khả
năng tố tụng của đương sự, giúp họ có thể bảo vệ được tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình trong điều kiện còn hạn chế nhiều về hiểu biết.
Quá trình nghiên cứu, đánh giá chứng cứ diễn ra chủ yếu tại phiên tòa, các bên đương sự có quyền tham gia phiên tòa, được quyền trình bày quan điểm của mình và nghe trình bày của phía bên kia, được quyền đề xuất các câu hỏi thông qua hội đồng xét xử, được quyền tranh luận tại phiên tòa[20]…Quá trình xét xử sơ thẩm kết thúc, đương sự có quyền kháng cáo. Đơn kháng cáo phải ghi rõ nội dung kháng cáo và lý do. Các bên đương sự có quyền cung cấp, bổ xung chứng cứ ở giai đoạn phúc thẩm, có quyền tham gia phiên tòa phúc thẩm, nghe trình bày, tham gia hỏi, tranh luận như phiên tòa sơ thẩm[21]… tại thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm “Nếu
tòa án đó triệu tập người tham gia tố tụng thì họ được trình bày ý kiến trước khi kiểm sát viên trình bày ý kiến về kháng nghị” (khoản 3 Điều 76 PLTTGQCVADS)…
Nói tóm lại, Như tác giả Phan Hữu Thư đã nhận xét: “Các quy
định của pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự, pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thiếu hoàn toàn các quy định về chứng cứ, quy trình chứng minh, phân loại chứng cứ, phân định giá trị chứng minh của từng chứng cứ”[22]. Vấn
có hiệu lực còn có nhiều hạn chế do sự nhận thức chưa đúng đắn trên cơ sở của một nền kinh tế, xã hội kém phát triển, các giao lưu dân sự còn đơn giản, tranh chấp diễn ra không nhiều với độ phức tạp không cao. Với những hạn chế chung về chứng minh, ba pháp lệnh không đề cao vai trò chứng minh của đương sự cũng như không tạo điều kiện để đương sự có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình.
Tổng kết phần 1
Trong phần 1 tác giả đã đi vào nghiên cứu, xây dựng những khái niệm cơ bản nhất liên quan đến hoạt động chứng minh của đương sự như khái niệm tố tụng dân sự, khái niệm đương sự, khái niệm và đặc điểm của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự… làm cơ sở cho việc nghiên cứu cụ thể về vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự. Có thể thấy rằng tố tụng dân sự luôn bao gồm những trình tự thủ tục luật định nhằm giải quyết những tranh chấp, bất đồng về các quan hệ pháp luật nội dung giữa những chủ thể tham gia. Khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác bị xâm hại và trong phạm vi quyền hạn pháp luật trao cho họ có thể thực hiện việc tự bảo vệ bằng một trình tự tố tụng, trình tự này được gọi là tố tụng dân sự. Khi tự bảo vệ, đương sự không còn cách nào khác ngoài việc thực hiện bằng hoạt động chứng minh – một quyền và nghĩa vụ tố tụng đặc thù đã được quy định thành một nguyên tắc trong BLTTDS 2004. Qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau dưới ảnh hưởng của những chế độ chính trị, pháp luật khác nhau nên các quy định liên quan đến vấn đề chứng minh của đương sự cũng khác nhau và dần đi đến việc cụ thể hóa, từng bước hoàn thiện.