cho HĐND, UBND hoạt động có hiệu quả
Theo quy định của Hiến pháp, HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, chức năng là bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật cũng như các văn bản dưới luật của cơ quan Nhà nước cấp trên. Đây thực chất là cơ quan thi hành pháp lụât. Trong khi thi hành pháp luật, HĐND được sử dụng quyền lực Nhà nước để quyết định các vấn đề của địa phương. HĐND chỉ căn cứ vào những đặc điểm có tính chất đặc thù của địa phương và những quyết định đó để tác động đến các đối tượng tương ứng trên địa bàn lãnh thổ. Như vậy HĐND là người thể hiện ý chí của nhân dân địa phương, giải quyết các công việc của địa phương theo các quy định của pháp lụât. Vì vậy nên xác định HĐND là cơ quan đại diện tự quản ở địa phương.
UBND là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý toàn diện các quá trình ở địa phương, nội dung hành động của nó là chấp hành và điều hành. Đây là hoạt động hành chính nhà nước. Vì vậy theo nội dung của hoạt động cần được thể hiện bằng tên gọi của chính cơ quan đó. Do đó nên đổi UBND thành uỷ ban hành chính. Tên gọi UBND mang nội dung chính trị, thể hiện về mặt hình thức, nói lên chính quyền cấp xã là của dân, do dân, vì dân. Thế nhưng cái thể hiện nội
dung chính trị của chính quyền nhân dân là phương thức và kết quả hoạt động của nó trong giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích Nhà nước và xã hội.
Để đảm bảo cho HĐND, UBND hoạt động có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường bộ máy của HĐND, không để HĐND phụ thuộc quá nhiều vào UBND như hiện nay. Mặt khác phải tăng cường vai trò của trưởng xóm trở thành tai mắt, cánh tay nối dài của chính quyền, tự đảm nhận một số công việc quản lý hành chính, hoà giải các mâu thuẫn tranh chấp nhỏ phát sinh hàng ngày.
Theo luật hiện hành, số lượng đại biểu HĐND cấp xã được quy định từ 19 đến 25 đại biểu, phụ thuộc vào số dân của mỗi cơ sở. Việc bầu cử HĐND cấp xã vừa phải dựa vào tiêu chuẩn, vừa phải bảo đảm cơ cấu (về giới tính, độ tuổi, thành phần, dân tộc, tôn giáo, tầng lớp dân cư của xã...).
Việc ấn định số lượng đại biểu HĐND chỉ căn cứ vào dân số của xã nên ở những nơi có dân số ít nhưng lại nhiều xóm thôn thì một số xóm thôn lại không có đại biểu của mình tham gia HĐND. Mặt khác trong HĐND số lượng cán bộ xã chiếm tuyệt đại bộ phận, vì thế số đại biểu là dân chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Để có thể thực sự phát huy được vai trò đại diện cho ý chí nguyện vọng của người dân ở cơ sở, ngoài việc quy định số lượng đại biểu căn cứ vào số lượng dân cư ở cơ sở, nên chăng căn cứ cả vào số lượng thôn xóm của xã để đảm bảo mỗi thôn xóm sao cho ít nhất có 1 đại biểu đại diện cho mỗi thôn xóm tham gia HĐND. Đồng thời nên có quy định về tỷ lệ giữa cán bộ và người dân trong thành phần HĐND xã. Như vậy số lượng đại biểu HĐND xã có thể tăng hơn so với hiện nay.
- Nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND, UBND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND, các đại biểu HĐND và thành viên của UBND:
Muốn đảm bảo chất lượng các kỳ họp HĐND, trước hết cần xác định quan điểm hoạt động của HĐND, chủ yếu là thông qua các kỳ họp của HĐND. Vì vậy các kỳ họp HĐND phải được họp đúng kỳ hạn theo luật định. Chuyên đề nội dung của
kỳ họp phải được chuẩn bị đầy đủ, đồng thời phải thông tin trước cho đại biểu HĐND nắm được nội dung đó. Các nội dung của kỳ họp có liên quan đến việc cần phải xem ý kiến của dân thì cũng phải được tiến hành lấy ý kiến cử tri thông qua hoạt động của HĐND và tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND.
Các kỳ họp của HĐND ở cấp cơ sở hiện nay phổ biến là họp 1 ngày. Cho rằng thời gian dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào nội dung. Song thiết nghĩ 6 tháng HĐND mới tổ chức họp 1 lần để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vậy mà kỳ họp chỉ có 1 ngày hoặc ghép nhiều nội dung khác nhau thì làm sao các đại biểu có thời gian để tham luận trình bày đầy đủ các quan điểm của mình một cách dân chủ, thẳng thắn và chính xác. Thời gian và nội dung của kỳ họp cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng của kỳ họp HĐND. Nội dung kỳ họp HĐND phải bám sát vào nhiệm vụ quyền hạn theo luật định và tình hình thực tế ở địa phương. Có như vậy các chương trình, kế hoạch và Nghị quyết của HĐND mới bảo đảm được thực hiện.
+ Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch HĐND phải bảo đảm thường xuyên và được dựa trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật cho phép như: Triệu tập và chủ toạ các kỳ họp HĐND đảm bảo có kết quả và đúng kỳ. Phối hợp với UBND dự thảo nội dung, thời gian kỳ họp, đảm bảo để đại biểu thảo luận thống nhất các nội dung, chương trình tại kỳ họp. Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND phải tăng cường, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết HĐND. Tổ chức việc tiếp dân, đôn đốc kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Phải thực hiện trách nhiệm thông tin, báo cáo lên cấp trên. Đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ với Mặt trật Tổ quốc, thông báo cho Mặt trận Tổ quốc biết những hoạt động của HĐND. Phó chủ tịch HĐND phải giúp chủ tịch HĐND hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời thay mặt chủ tịch giải quyết các công việc được chủ tịch HĐND uỷ quyền khi đi vắng.
Nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân. Vì vậy hoạt động của đại biểu HĐND phải thể hiện có chất lượng ngay tại kỳ họp, tham gia thảo
luận, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn. Thường xuyên liên hệ mật thiết với cử tri, nơi đã bầu ra mình. Chịu sự giám sát của cử tri, phải tiếp thu, phản ánh kịp thời những tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân tới các kỳ họp HĐND. Gương mẫu chấp hành và tích cực tuyên truyền giáo dục pháp luật, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND để quần chúng nhân dân tự giác thực hiện. Vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương.
Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND trong việc tổ chức điều hành: Các kỳ họp của UBND phải đề ra được các biện pháp hữu hiệu trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐND, các quyết định đưa ra phải sát, đúng thực tế, không trái pháp luật, và phải đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện được. Hoạt động của chủ tịch, phó chủ tịch UBND phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo luật định. Nâng cao vai trò trách nhiệm trong tổ chức điều hành; thường xuyên cải tiến lề lối làm việc, có phong cách làm việc dân chủ, có phẩm chất đạo đức, có năng lực, trình độ chuyên môn, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế nhất định và am hiểu pháp lụât. Giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại của công dân theo thẩm quyền và đúng pháp lụât. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi hách dịch, cửa quyền, tham ô, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây thất thoát tài sản của Nhà nước, vi phạm lợi ích của nhân dân. Có năng lực điều hành chỉ đạo hoạt động của UBND trong quản lý nhà nước. Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND, còn phải nâng cao chất lượng hoạt động của các thành viên UBND. Trong hoạt động của mình, các thành viên UBND phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở nhiệm vụ của UBND và đúng chức năng quyền hạn theo luật định. Vì vậy các thành viên UBND phải có năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhận.
- Các kỳ họp của HĐND và UBND hàng năm có liên quan đến tài chính, ngân sách, các khoản đóng góp của nhân dân và các công trình xây dựng cơ bản ở địa phương, thì phải được báo cáo công khai trước dân những công việc đã làm và tình
hình sử dụng, quản lý nguồn kinh phí đó. Hàng năm chính quyền cấp xã phải báo cáo tổng kết công tác và kiểm điểm phê bình trước nhân dân để nhân dân đánh giá nhận xét. chính quyền cấp xã phải thực sự lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp đúng đắn của nhân dân theo phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Những ý kiến đóng góp của nhân dân phải được nghiên cứu, xem xét giải quyết kịp thời và trả lời cho nhân dân rõ, không được để cho nhân dân phải đi lại nhiều lần, gây phiền hà sách nhiễu dân. Đảm bảo tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân.