Quan điểm nhận thức mới về cán bộ xã, phường, thị trấn và chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình pdf (Trang 79 - 81)

chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thực sự bức xúc. Bởi vì:

- Ngày nay với sự tác động của nền kinh tế thị trường, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên theo nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhận thức sâu sắc rằng muốn dân giàu, nước mạnh phải bắt đầu từ tiềm năng tàng ẩn ở cơ sở. Vì cơ sở là nơi cung cấp nguồn nội lực về nhân lực, nguyên vật liệu chủ yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở giàu và mạnh thì cả nước ta mới giàu

mạnh. Xã hội công bằng văn minh cũng bắt đầu từ cơ sở. Động lực để đạt tới những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trước hết là đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể - có vốn mới làm ra lãi - bất cứ chính sách, công tác gì nếu không có cán bộ tốt thì hỏng việc tứclà lỗ vốn". "Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đó là một chân lý nhất định" [43, tr.240]. Đội ngũ này phải có trình độ, có phẩm chất đạo đức, có kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sự hiểu biết sâu sắc về bản sắc văn hoá dân tộc tại cộng đồng dân cư ở cơ sở thì mới có năng lực thúc đẩy cơ sở phát triển đúng hướng.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã xuất phát từ vị trí vai trò của cấp cơ sở được Hiến pháp Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 quy định là một cấp đơn vị hành chính nhà nước (điều 118) để thể hiện rõ quyền lực Nhà nước ở địa phương (điều 119).

Xuất phát từ nhiệm vụ chính trị quyền hạn của chính quyền cấp này được quy định tại luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994, tại pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp.

- Nước Việt Nam đang đứng trước nhu cầu bức xúc của quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và toàn cầu hoá, là xu thế tất yếu và không thể cưỡng lại được. Để chủ động hoà nhập vào xu thế ấy một cách có hiệu quả nhất, nhanh nhất, sớm thoát ra khỏi thực trạng chậm phát triển, tụt hậu, cần có một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã có trình độ chuyên môn, năng động sáng tạo trong quản lý điều hành để tác động trực tiếp quá trình chuyển đổi này, nhằm khai thác triệt để các yếu tố tiềm năng tàng ẩn ở cơ sở.

Việc hoạch định chính sách cán bộ xã, phường, thị trấn phải thể hiện được tính cân đối, bảo đảm sự tương quan giữa quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các đối tượng được điều chỉnh. Chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn phải

được xây dựng thoả đáng, kết hợp quan điểm lịch sự thể hiện được tính kế thừa, tính toàn diện và nhất quán.

Phải xác định rõ vị trí của cán bộ cấp cơ sở trong giai đoạn tới, có sự phân tích sâu sắc tính chất và đặc điểm khác nhau giữa xã, phường để khẳng định rõ có công chức hoá cán bộ cấp này hay không, mức độ đến đâu? Có hành chính hoá chế độ làm việc đối với cấp này hay không? Chế độ làm việc của phường như thế nào? Xã như thế nào? Chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã làm sao để phù hợp với đặc điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở của nước Việt Nam.

- Tiến hành nghiên cứu hoạch định chế độ chính sách mới phải dựa trên cơ sở có nhiều phương án để so sánh. Phải có sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ chính trị, của Chính phủ và sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Đảng, Chính phủ và các đoàn thể ở Trung ương. Các bước tiến hành phải hết sức tỷ mỉ, thận trọng và phải lường tới mọi yếu tố khách quan có thể xảy ra khi chính sách mới được ban hành.

Chính sách chế độ đối với cán bộ chính quyền cấp xã phải là đòn bẩy kích thích không những riêng đối với chính quyền cấp xã mà còn là động lực thúc đẩy cộng đồng dân cư tiếp tục sáng tạo, khai thác những tiềm năng đang ẩn dấu tại địa phương; tạo được những giá trị đích thực cho đời sống vật chất, tinh thần với mục tiêu là nhà nhà giàu mạnh, làng xã giàu mạnh, mọi người trong cộng đồng dân cư từ thôn làng đều được sống trong môi trường công bằng, văn minh và lành mạnh đầm ấm của tình đoàn kết tương thân tương ái.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình pdf (Trang 79 - 81)