Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (Trang 80 - 83)

1. Xuất khẩu 2 Bảo lãnh 4 Thanh toán

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

3.4.1.1 Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ

Đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng Phát triển được tài trợ cho hoạt động xuất khẩu với những nghiệp vụ rộng mở hơn thay vì cho vay trực tiếp, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thực hiện.

3.4.1.2 Điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với tình hình thị trường

Ngân hàng Phát triển hoạt động với tư cách là ngân hàng chính sách của Chính phủ và tuân theo các quy định của tổ chức tài chính tín dụng như Hiệp định OECD, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM) về lãi suất, mức cho vay, thời hạn trả nợ.... Do đó, Chính phủ cần nghiên cứu các hình thức tài trợ phù hợp, tránh những hình thức tài trợ bị cấm theo quy định.Chính phủ cần sửa đổi cơ chế lãi suất, phí phù hợp với thông lệ quốc tế vừa đảm bảo duy trì sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt nam trên thị trường quốc té thay vì quy định một mức lãi suất cố định như hiện nay. Theo đó, mức lãi suất cho vay của ngân hàng Phát triển có thể thấp hơn lãi suất thị trường vì nguồn vốn huy động qua các kênh ở ngân hàng này có lãi suất huy động rẻ hơn lãi suất thị trường.

3.4.1.3 Ổn định danh mục mặt hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu.

Bên cạnh những nhân tố như yêu cầu về đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay, việc không ổn định danh mục các mặt hàng thuộc diện được hưởng chính sách tín dụng xuất khẩu cũng là một trong các rào cản đối với doanh nghiệp muốn vay vốn tín dụng. Việc xác định danh mục theo thời hạn từng năm làm ảnh hưởng đến cân đối nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất khẩu trong thời gian dài của doanh nghiệp, gây ra sự bất ổn về tâm lý đối với người vay vốn tại Ngân hàng Phát triển .

- Chính phủ cần nghiên cứu theo hướng ổn định danh mục mặt hàng, hỗ trợ đối với những mặt hàng phù hợp với mục tiêu chiến lược, kế hoạch xuất khẩu của Việt nam. Chính phủ cần có nghiên cứu để ổn định danh mục mặt hàng trong thời gian từ 3 năm trở lên, ổn định tâm lý và nâng cao khả năng kế hoạch hóa nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi là hàng hóa cần bổ sung thêm đối tượng là các dịch vụ xuất khẩu có tính mũi nhọn, có tiềm năng để khuyến khích khu vực này phát triển.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế là phải đảm bảo tính minh bạch của chính sách. Do vậy, chính sách của Chính phủ cần được thiết kế một cách rõ ràng với những điều kiện, nội dung cụ thể, nâng cao khả năng thực thi của chính sách. Cơ chế đảm bảo tiền vay nên theo hướng tạo sự chủ động cho ngân hàng Phát triển trên cơ sở phân tích đánh giá khách hàng, xếp hạng tín dụng và độ rủi ro của từng thương vụ, dự án. Cơ chế huy động vốn cũng cần phải rõ ràng và tự chủ cho ngân hàng Phát triển trên cơ sở đảm bảo được hiệu quả của hoạt động và cho vay theo lãi suất gần với lãi suất của thị trường. Chính phủ cần quan tâm bố trí nguồn lực thích hợp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu thông qua các hình thức như cấp vốn từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, cho phép ngân hàng Phát triển vay vốn tại các Quỹ tài chính của chính phủ, hoặc Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn với lãi suất rẻ hơn lãi suất thị trường, từ đó giảm mức cấp bù của ngân sách Nhà nước, giảm được mức vốn cho vay mà không vi phạm quy định của quốc tế về lãi suất.

Ngân hàng Phát triển cũng đề nghị Bộ thương mại và các Hiệp hội ngành hàng phối hợp xây dựng hệ thống thông tin về quốc gia, ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w