Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (Trang 25 - 30)

THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Phát triển Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Phát triển Việt Nam Việt Nam

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát riển của ngân hàng Phát triển Việt Nam

Để thực hiện mục tiêu phát triển, Chính phủ thường sử dụng các công cụ của mình để đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không thể thực hiện được như các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án mang tầm chiến lược quốc gia, thuộc ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án thuộc vùng khó khăn, kém phát triển thường đòi hỏi lượng vốn lớn nhưng thời gian thu hồi vốn chậm, các nhà đầu tư thường không muốn hoặc không có khả năng đầu tư. Thực hiện chủ trương trên, Quỹ hỗ trợ Phát triển được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ. Tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg ngày 17/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 9/2001, Quỹ được bổ sung nhiệm vụ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Việc hình thành và phát triển hệ thống Quỹ Hỗ trợ và Phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là bước kế tiếp thành công của sự đổi mới mô hình tổ chức tài chính của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện khả năng tích luỹ của ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển có hạn, cùng với các chính sách thu hút đầu tư, việc thành

lập Quỹ Hỗ trợ và phát triển đã giúp Chính phủ có thêm công cụ khai thác nguồn vốn trong xã hội để hỗ trợ phát triển các ngành, các vùng, các sản phẩm trọng điểm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và khai thác những tiềm năng to lớn của đất nước cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ, Quỹ Hỗ trợ và phát triển đã bộc lộ những tồn tại vướng mắc cả về cơ chế chính sách, phạm vi quy mô hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức dẫn đến việc hạn chế khả năng phát triển của Quỹ, ảnh hưởng đến độ an toàn trong hoạt động tài chính. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hơn nữa, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam cần phải cải cách và điều chỉnh cơ chế chính sách, đặc biệt là các chính sách trợ cấp phù hợp với các cam kết quốc tế. Do đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức lại bộ máy và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển .

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 02 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 5 năm 2004; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Theo Quyết định 108/2006/QĐ - TTg của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và chính thức hoạt động từ ngày 01/7/2006.

Ngân hàng Phát triển có tên gọi quốc tế là The Vietnam Development Bank (tên viết tắt VDB), trụ sở chính đặt tại 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, có tư cách pháp nhân, vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân

hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.Với vốn điều lệ là hơn 5000 tỷ đồng từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ Phát triển, hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thời gian hoạt động của Ngân hàng Phát triển có thời hạn là 99 năm, kể từ ngày ký Quyết định.

Là tiền thân của Quỹ Hỗ trợ phát triển, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên tinh thần là một ngân hàng chính sách của Chính phủ, là công cụ thực hiện chính sách đầu tư phát triển của nhà nước và chính sách xuất khẩu. So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả. So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.

Các doanh nghiệp vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các ngân hàng thương mại khác. Bởi vì Ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm).

Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các ngân hang thương mại khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay.

Ngân hàng Phát triển mới ra đời trên cơ sở kế thừa nền tảng thực hiện và những quy trình nghiệp vụ của Quỹ Hỗ trợ và phát triển trước đây. Bước đầu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ổn định về mặt tổ chức và đang gấp rút tiến hành sửa đổi bổ sung các quy chế nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ mới và đáp ứng tốt hơn mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, chuẩn bị từng bước cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ như một ngân hàng chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

2.1.1.2. Trách nhiệm ,quyền hạn của ngân hàng Phát triển

- Ngân hàng Phát triển được quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển theo quy định của Pháp luật. Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo các quy định của Pháp luật. - Được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo các quy định của Pháp luật: mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.

- Thực hiện bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn: chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của Phát luật.

- Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo các quy định có liên quan.

- Kiểm toán báo cáo tình hình tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai , minh bạch về hoạt động và tài chính của ngân hàng Phát triển và chấp hầnh chế độ báo cáo thống kê cới các cơ quan có thẩm quyền

- Uỷ thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật và quy định của Thủ tướng Chính phủ

Ngân hàng Phát triển được quyền:

+Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh;

+ Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng;

+ Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đậu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không đảm bảo các điều kiện theo quy định;

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; + Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật;

+ Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật;

+ Khi đến hạn trả nợ , nếu các bên không có thoả thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w