Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phát triển

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (Trang 30 - 35)

THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phát triển

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phát triển

Sơ đồ tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Phát triển gồm: - Hội đồng Quản lý

- Ban kiếm soát - Bộ máy điều hành :

+ Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội. Tại Hội sở chính có các Ban, trung tâm chuyên môn nghiệp vụ sau: Ban Tổ chức cán bộ, đào tạo và lao động tiền lương, Kế hoạch tổng hợp, Ban Tín dụng trung ương, Ban Tín dụng địa phương, Ban Tín dụng xuất khẩu, Ban Hỗ trợ lãi suất và cấp phát vốn ủy thác, Ban Thẩm định, Ban Quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế, Ban Pháp chế, Ban Kiểm

Hội đồng quản lý

Bộ máy điều hành Ban kiểm soát

Văn phòng đại diện trong nước Chi nhánh Ngân hàng tại địa phương Văn phòng đại diện tại nước ngoài Sở

Giao dịch

Thủ tướng Chính phủ

tra kiểm tóan nội bộ, Ban tài chính kế toán, Trung tâm công nghệ thông tin, Ban Xử lý nợ, Văn phòng Ngân hàng Phát triển.

+ Sở giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý điều hành tại mốt số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của ngân hàng, bảo đảm tinh gọn hiệu quả. Hiện nay, Ngân hàng Phát triển có 01 Sở giao dịch tại Hà Nội, 62 Chi nhánh ngân hàng Phát triển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 01 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài, khoảng 2.500 cán bộ.

a, Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển

Hội đồng quản lý có 5 thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch, Tổng Giám đốc Ngân hàng là thành viên chuyên trách; thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý là 5 năm, hết nhiệm kỳ có thể được bổ nhiệm lại.

Hội đồng quản lý quản lý Ngân hàng Phát triển theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định các kế hoạch phát triển, định hướng hoạt động của Ngân hàng; Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của Tổng Giám đốc; Quyết định bộ nhiệm các chức danh lãnh đạo; Ban hành các văn bản về quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, Ban kiếm soát và nghiệp vụ của Ngân hàng; Kiến nghị lên Bộ trưỏng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi bổ sung chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu, sửa đổi bổ sung Điều lệ của ngân hàng….

Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, 3 tháng họp một lần để xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết có thể họp bất thường.

b, Ban kiểm soát

Ban kiếm soát có tối đa 7 thành viên chuyên trách, là các chuyên gia am hiểu lĩnh vực tài chính , tín dụng, đầu tư…. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành chủ trưong, chính sách của Hội đồng quản lý; Kiểm tra hoạt động tài chính, thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ Ngân hàng Phát triển.

c, Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc

Điều hành hoạt động của ngân hàng là Tổng Giám đốc, giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. Tổng Giám đốc là người đại diện pháp nhân của ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của Ngân hàng. Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng là người giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan. Phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng do Hội đồng quản lý bổ nhiệm trên cơ sơ đề nghị của Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng; Điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng; Quy định về phân cấp cho các đơn vị; Quy định về lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn, Nhận vốn và các nguồn lực khác do Chính phủ giao….

2.1.2.2 Hoạt động chính của Ngân hàng Phát triển Việt nam

Là một tổ chức tài chính phát triển được Chính phủ thành lập, Ngân hàng phát triển có những đặc trưng nhất định của một ngân hàng chính sách của Chính phủ. Ngân hàng Phát triển tiếp tục thực hiện các hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển và đang xây dựng các quy trình nghiệp vụ mới của các hoạt động cũ và những hoạt động mới được bổ sung, về cơ bản các hoạt động hiện tại của ngân hàng đó là:

Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: cho vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư; bảo lãnh tín dụng đầu tư.

Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: cho vay xuất khẩu; bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác.

Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Phát triển.

Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.

Ngân hàng phát triển thực hiện các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo mục tiêu chính sách của Chính phủ

trong lĩnh vực này, đối tượng phục vụ và cơ chế hoạt động cơ bản do Chính phủ quy định.

2.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của Ban tín dụng xuất khẩu thuộc ngân hàng Phát triển

Ban tín dụng xuất khẩu là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển có chức năng tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu, cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

Nhiệm vụ của Ban

Thực hiên công tác tín dụng ( cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu xuất khẩu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu).Cụ thể là: trình Tổng Giám đốc các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu, trình Tổng Giám đốc các báo cáo Hội đồng quản lý ban hành Quy chế nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu trong toàn hệ thống; Chủ trì tổng hợp, rà soát kế hoạch tín dụng xuất khẩu, kế hoạch hạn mức tín dụng xuất khẩu; Đầu mối tiếp nhận, thẩm định đơn đề nghị bảo lãnh xuất khẩu và các hồ sơ có liên quan; Phân tích đánh giá tinh hình thực hiện nhiệm vụ tín dụng xuất khẩu…

Thực hiện công tác cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

Thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu và cho vay vốn ODA của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài.

Cơ cấu tổ chức và điều hành cuả Ban tín dụng xuất khẩu

Điều hành công việc của Ban là trưởng ban, giúp việc trưởng ban là các phó trưởng ban.

Trưởng ban chịu trách nhiệm toàn diện trước Tổng Giám đốc về hoạt động của Ban, có trách nhiệm xây dựng các phương án biện pháp cụ thể, phân công, bố trí và quản lý công tác đối với cán bộ viên chức của Ban.

Cơ cấu tổ chức các phòng thuộc Ban sẽ thực hiện theo các quyết định của Tổng Giám đốc. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Ban do trưởng ban quy định, phân công.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tín dụng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w