Tình hình hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn (Trang 51 - 61)

Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần trên địa bàn

Từ khi các NHTM cổ phần triển khai nghiệp vụ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán. NHNN Chi nhánh Hà Nội tiến hành thanh tra, kiểm soát như một nghiệp vụ tín dụng bình thường của các NHTM cổ phần. Trên thực

tế, NHNN Chi nhánh Hà Nội chỉ bắt đầu tiến hành các cuộc thanh tra tại chỗ đối với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán tại các NHTM vào đầu năm 2008.

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán của các được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:

 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu NHNN chủ trì phối hợp với Bộ tài chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nước chủ động ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định và chỉ đạo, giám sát hoạt động của các NHTM trong hoạt động repo, huy động, cho vay, cầm cố để đầu tư kinh doanh chứng khoán.

 Thủ tướng yêu cầu NHNN có trách nhiệm kiểm soát cho được các hoạt động của các NHTM có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, đặc biệt là kiểm soát đối với việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng để đầu tư chứng khoán cũng như hoạt động cho vay cầm cố.

 NHNN phải có các giải pháp cụ thể tập trung củng cố, chấn chỉnh hoạt động đầu tư và cho vay đầu tư chứng khoán của các NHTM cổ phần; xây dựng hệ thống giám sát chặt chẽ, thường xuyên cập nhật tình hình, theo dõi, phân tích và khống chế mức dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, kiểm soát mức độ tham gia đầu tư chứng khoán của các NH; nhất là việc ngân hàng dùng tiền huy động của dân để đầu tư chứng khoán.

Về phía NHNN, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ ngân hàng, chính sách tín dụng bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã thực hiện một số giải pháp về hoạt động tiền tệ - tín dụng ngân hàng nhằm cảnh báo, hạn chế rủi ro tín dụng đầu tư vào thị trường chứng khoán:

 Ban hành công văn số 7318/NHNN-CSTT ngày 25/08/2006 chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số biện pháp để kiểm soát việc cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức hạn chế và đảm bảo an toàn như:

• Các NHTM cổ phần thực hiện việc công khai báo cáo tài chính theo quy định của Thống đốc NHNN.

• Thực hiện các giải pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

• Tổ chức bộ phận chuyên trách về cho vay mua cổ phiếu tại Hội sở chính, theo dõi hàng ngày diễn biến giá cổ phiếu để dự báo và đánh giá rủi ro thị trường, trên cơ sở đó có biện pháp thu hồi đúng hạn các khoản cho vay.

• Chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật các tổ chức tín dụng về việc không được cho vay trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu do chính tổ chức tín dụng phát hành.

• Có các biện pháp kiểm tra, giám sát, phòng ngừa rủi ro vốn cho vay, quy định cụ thể về giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, giới hạn khối lượng vốn cho vay mua cổ phiếu ở mức độ thấp so với vốn điều lệ và tổng dư nợ cho vay, áp dụng loại cho vay ngắn hạn.

• Việc cho vay mua cổ phiếu chưa được niêm yết cần được hạn chế và chỉ cho vay khi có khả năng kiểm soát được rủi ro tín dụng…

 Ban hành Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định các tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc quyền kiểm soát hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, không được cho vay không có bảo đảm đối với các khoản vay nhằm đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Các tổ chức tín dụng phải nâng hệ số rủi ro lên mức 150% đối với các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán,

các khoản cho vay đối với công ty chứng khoán nhằm kinh doanh, mua bán chứng khoán.

 Ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 quy định hạ thấp giới hạn tối đa thị giá chứng khoán được xác định khi loại trừ dư nợ trích lập dự phòng rủi ro, qua đó nâng mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tín dụng có bảo đảm bằng chứng khoán.

 Ban hành chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về quy mô, chất lượng tín dụng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công văn số 7021/NHNN-CSTT ngày 28/6/2007 về việc thực hiện điểm a khoản 1.3 mục 1 Chỉ thị số 03.

 Ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đê đầu tư kinh doanh chứng khoán. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng;

• Từ ngày 16/02/2008, ngày Quyết định số 03 có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng thực hiện việc khống chế tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng từ 20% trở xuống; đối với các tổ chức tín dụng có tỷ lệ dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên, thì thực hiện việc thu hồi nợ và giảm dư nợ.

• Cho vay kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm tài sản “có” và có hệ số rủi ro là 250%.

• Số dư nợ vốn cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán được xác định bao gồm dư nợ của các khoản:

Cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với công ty chứng khoán, cho vay có cầm cố bằng chứng khoán và/hoặc bảo đảm bằng tài sản khác đối với khách hàng sử dụng vốn vay để mua chứng khoán với mục đích đầu tư ngắn hạn và/hoặc dài hạn, cho vay ứng trước tiền đối với khách hàng đã bán chứng khoán và sử dụng vốn vay để mua chứng khoán, cho vay đối với khách hàng để bổ sung số tiền thiếu khi lệnh mua chứng khoán được khớp, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng sử dụng số tiền chiết khấu mua chứng khoán, các khoản cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá dưới các hình thức khác mà khách hàng mà khách hàng sử dụng vốn vay để mua chứng khoán.

• Chứng khoán mà các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn hoặc chiết khấu giấy tờ có giá để mua bao gồm các loại chứng khoán quy định tại khoản 1 điều 6 Luật chứng khoán, kể cả cổ phiếu của công ty đại chúng theo quy định tại khoản 1 điều 25 Luật chứng khoán.

• Khách hàng vay vốn bao gồm: công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng, người lao động trong các công ty nhà nước mua cổ phần lần đầu khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Trên cơ sở các văn bản đã ban hành, NHNN Chi nhánh Hà Nội đã tiến hành thanh tra, giám sát và xử lý kịp thời các vi phạm của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán; Thường xuyên giám sát chặt chẽ tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng. Phối hợp với các đơn vị chức năng của NHNN Việt Nam, định kỳ hàng tháng tiến hành đánh giá tình hình cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán; đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển bền vững:

 Về việc chấp hành quy chế cho vay: Thanh tra Chi nhánh tiến hành kiểm tra chọn mẫu 287 hồ sơ khách hàng vay vốn từ 1.000 triệu đồng trở lên còn dư nợ đến 31/10/2007 của 04 ngân hàng cụ thể:

• NH Đông Nam Á (Seabank): có 47 khách hàng với tổng số tiền vay là 473.061 triệu đồng, chiếm 61,3% dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống.

• NH Quân Đội (MB): có 60 khách hàng với tổng số tiền vay là 284.637 triệu đồng, chiếm 32,63% dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống và bằng 60,39% dư nợ cho vay của Sở giao dịch và chi nhánh toàn địa bàn Hà Nội.

• NH Quốc tế Việt Nam (VIB): có 80 khách hàng với tổng số tiền vay là 361.308 triệu đồng, chiếm 42,37% dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống và 72,32% dư nợ cho vay của Hội sở và chi nhánh trên địa bàn Hà Nội.

• NH Ngoài quốc doanh (VP Bank): có 60 khách hàng với tổng số tiền vay là 503.974 triệu đồng, chiếm 62,745 dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của toàn hệ thống.

Về cơ bản, các ngân hàng đã chấp hành tương đối nghiêm túc quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Các NHTM cổ phần đều có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị số 03 của Thống đốc NHNN. Tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán đến 31/10/2007 là 3.404.739 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,4% tổng dư nợ. Trong đó có 2.444.772 triệu đến hạn sau 31/12/2007 và 959.967 triệu đồng đến hạn thanh toán trước 31/12/2007. 08 NHTM cổ phần đều không có nợ quá hạn cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.

 Bên cạnh đó, trong hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội còn tồn tại một số vi phạm cụ thể:

Thứ nhất, về thẩm định trước cho vay:

• NH Đông Nam Á: chưa đánh giá được tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn: 10 khách hàng với số tiền vay là 172.678 triệu đồng, vi phạm Khoản 4 Điều 7 QĐ 1627; 04 khách hàng pháp nhân vay 63.908 triều đồng để kinh doanh chứng khoán nhưng trong giấy phép đăng ký kinh doanh không có chức năng kinh doanh chứng khoán, vi phạm Khoản 2 Điều 7 QĐ 1627. Do đó thanh tra chi nhánh đã yêu cầu thu hồi nợ đối với các pháp nhân này. Trong hồ sơ vay vốn không có tài liệu chứng minh nguồn trả nợ: 02 khách hàng với số tiền vay là 38.015 triệu đồng.

• NH Quân Đội: trong hồ sơ vay vốn không có tài liệu chứng minh nguồn trả nợ: 04 khách hàng với tổng số tiền vay là 6.879 triệu đồng. Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án chiếm 20,6% nhỏ hơn 30%, chưa đúng quyết định của Tổng giám đốc MB: khách hàng Nguyễn Tất Kiên, dư nợ 1.500 triệu đồng.

• NH Quốc tế Việt Nam: giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án kinh doanh của khách hàng không rõ ràng, chưa chứng minh rõ hiệu quả phương án vay vốn: 09 khách hàng với dư nợ 54.192 triệu đồng. Cho vay trung và dài hạn đối với khách hàng kinh doanh chứng khoán, không đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Công văn 7318/NHNN-CSTT: 15 khách hàng với tổng số tiền vay là 96.564 triệu đồng.

• NH Đông Nam Á: không đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn: 03 khách hàng với tổng dư nợ là 61.500 triệu đồng, vi phạm Điều 55 Luật các tổ chức tín dụng. Nội dung biên bản kiểm tra chung chung, sơ sài không đánh giá được giá trị của tài sản đản bảo, vi phạm Điều 21 QĐ 1627: 10 khách hàng với tổng số tiền vay là 155.929 triệu đồng.

• NH Quân Đội: khách hàng Đào Thị Mát với số tiền vay là 1.500 triệu đồng nhưng người sử dụng tiền vay không phải là người vay vốn (con gái). Khách hàng Trần Quốc Ánh vay 4.125 triệu đồng trong 03 tháng nhưng trong khế ước nhận 06 tháng, có thể dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ. Chưa có đầy đủ tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay: 12 khách hàng với tổng dư nợ là 24.476 triệu đồng. Chưa kiểm tra sau khi cho vay: khách hàng Nguyễn Thanh Hương với số tiền vay là 2.986 triệu đồng, vi phạm Điều 21 QĐ 1627.

• NH Quốc tế Việt Nam: không có tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng: 05 khách hàng với tổng dư nợ là 33.384 triệu đồng. Cán bộ quản lý khách hàng chưa thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng: 05 khách hàng với tổng dư nợ là 31.018 triệu đồng.

Thứ ba, về chấp hành quy chế bảo đảm tiền vay:

• Công ty chứng khoán Seabank: tài sản đảm bảo là 1.000.000 cổ phần PVI, tổng giá trị 78.780 triệu đồng, tài sản này chưa được PVI xác nhận phong toả. Nguyễn Thị Hoàng Yến (Hội sở): tài sản đảm bảo là bất động sản nhà số 5 ngách 7/10 phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội trị giá 1.562 triệu đồng, hợp đồng thế chấp chưa công chứng, chưa thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo. 08 khách hàng tại chi

nhánh Láng Hạ, trong đó 07 khách hàng vay từ tháng 5/2007 tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay là 1.396.140 cổ phần của công ty khách sạn Du lịch Sông Nhuệ và 01 khách hàng là công ty TNHH Vượng Tiến vay từ tháng 1/2007 tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay là 5.959 triệu đồng mệnh giá cổ phần công ty xây dựng số 3 Hà Nội đến nay Seabank chưa nắm giữ được cổ phiếu. Đoàn thanh tra đã yêu cầu ngân hàng tiến hành ngay việc kiểm tra sau cho vay đối với 08 khách hàng trên, xác định rõ nguyên nhân công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ và công ty xây dựng số 3 chưa phát hành cổ phiếu. Hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo còn thiếu để có thể phát mại dễ dàng khi cần thiết thu hồi vốn, hạn chế thấp nhất rủi ro.

• NH Quân Đội: tài sản đảm bảo là nhà đất chưa được đăng ký giao dịch đảm bảo, thực hiện chưa đúng quy định tại Điều 12.1a Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính Phủ: 03 khách hàng với giá trị tài sản đảm bảo là 6.634 triệu đồng.

• NH Quốc tế Việt Nam: cho vay vượt giá trị tài sản đảm bảo, thực hiện chưa đúng quy định tại Điều 5 Quyết định số 3391 của Tổng giám đốc VIB: 06 khách hàng với số tiền là 85.170 triệu đồng.

Thứ tư, về một số điểm đáng lưu ý khác:

• NH Đông Nam Á: nội dung hợp đồng tín dụng cho vay kinh doanh chứng khoán quy định: “bên cho vay không chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của mục đích vay của bên vay”. Như vậy NH Đông Nam Á thực hiện không đầy đủ quyền của mình theo quy định của pháp luật. Đoàn thanh tra đã yêu cầu NH Đông Nam Á rà soát, chỉnh sửa các hợp đồng tín dụng có nội dung nêu trên cho phù hợp. Chi nhánh Láng Hạ cho 07 khách hàng vay 56.947 triệu đồng, mục

đích mua cổ phiếu của công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ (Hoàng Minh Phượng: 16.299 triệu đồng, Trịnh Thị Hồng Anh: 4.056 triệu đồng, Vũ Thị Lan: 6.499 triệu đồng, Bùi Trung Kiên: 6.899 triệu đồng, Trần Thị Út: 6.873 triệu đồng, Nguyễn Lê Việt Hải 7.678 triệu đồng, Lê Thị Thanh Hương: 8.643 triệu đồng), thời hạn 12 tháng, gốc và lãi trả cuối kỳ, nguồn trả nợ gốc và lãi từ bán cổ phiếu và nhận cổ tức của tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, tại tờ trình thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng thì trong năm 2004, 2005 công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ thua

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w