Tình hình hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn (Trang 47 - 51)

NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội

Nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán của các tổ chức tín dụng xuất hiện ở nước ta cuối năm 2005 đầu năm 2006, gia tăng mạnh vào các tháng 4,5 và 6 năm 2006. Hiện nay chỉ có các NHTM cổ phần mới triển khai nghiệp vụ này. Cho đến nay các hợp đồng tín dụng cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần đều không phát sinh nợ quá hạn. Các hợp đồng cho vay chưa đến hạn phải trả nợ gốc cũng chưa phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, chưa phát sinh nợ quá hạn, chưa phải trích lập dự phòng rủi ro. Tính đến 31/12/2007, tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán so với tổng dư nợ của các NHTM cổ phần đã giảm. Cụ thể như sau: tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của 08 NHTM cổ phần là A triệu đồng, giảm B % so với 30/06/2007.

Biểu 2.10 Tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của 08 NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội năm 2007

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Đến ngày 30/06/2007 So với tổng dư nợ (%) Đến ngày 31/12/2007 So với tổng dư nợ (%) 1 NH Đông Nam Á 1.264.618 25 187.712 1,7 2 NH Quân Đội 842.355 10,8 93.242 0,91

3 NH Quốc tế Việt Nam 1.323.880 10,58 473.588 2,75 4 NH Ngoài quốc doanh 1.066.130 13,62 279.624 2,12 5 NH Hàng Hải 1.074.916 12,74 196.390 2,78 6 NH Kỹ Thương 1.797.548 18,23 562.549 2,89 7 NH Dầu khí toàn cầu 943.780 13.98 254.139 2,56 8 NH Nhà Hà Nội 1.369.842 12.54 263.078 1,85

(Nguồn: phòng Thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)

Biểu 2.11 Tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của 08 NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội những tháng đầu năm 2008

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Đến ngày 15/02/2008 So với vốn điều lệ (%) Đến ngày 30/03/2008 So với vốn điều lệ (%) 1 NH Đông Nam Á 594.000 19,8 552.900 18,43 2 NH Quân Đội 375.000 18,75 360.400 18,02

3 NH Quốc tế Việt Nam 384.800 19,24 351.400 17,57 4 NH Ngoài quốc doanh 353.000 17,65 332.400 16,62

5 NH Hàng Hải 253.350 16,89 235.050 15,67

6 NH Kỹ Thương 486.359 19,29 433.916 17,21 7 NH Dầu khí toàn cầu 185.400 18,54 170.090 17,09 8 NH Nhà Hà Nội 367.400 18,37 337.600 16,88

(Nguồn: phòng thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)

Hầu hết các NHTM cổ phần cho vay cầm cố cổ phiếu của các NHTM cổ phần khác là chủ yếu. Đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán do các công ty chứng khoán trực thuộc NHTM thực hiện nghiệp vụ “repo” đối với các khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty. Do đó, chính các NHTM cổ phần nắm bắt được thực chất hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính, nội bộ Hội đồng quản trị và Ban điều hành... của các NHTM cổ phần khác. Bởi đó cũng chính là đối tác kinh doanh của nhau, trực tiếp cho vay trên thị trường liên ngân hàng, trong quan hệ tiền gửi, cho vay hợp vốn hay đồng tài trợ, trong các quan hệ ngân hàng đại lý, liên kết thẻ…Đó là chưa kể một hệ thống pháp lý, các chế tài khác về quản lý, điều hành của nhà nước, của NHNN đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng như bảo hiểm tiền gửi, tiền dự trữ bắt buộc, tiền gửi bảo đảm thanh toán, thanh tra, kiểm soát, kiểm toán bắt buộc, công khai báo cáo tài chính…Tuy nhiên không phải tất cả cổ phiếu của các NHTM cổ phần đều được cầm cố. Chỉ có cổ phiếu của các ngân hàng như: Á Châu, Sacombank, Đông Á, Quân đội, VP bank, Kỹ thương...

Các NHTM cổ phần cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán đều thực hiện hạn mức trên uy tín của các loại cổ phiếu và thị giá cổ phiếu trên thị trường. Trong hợp đồng vay nhiều ngân hàng còn bổ sung các điều khoản bắt buộc, đó là nếu thị giá cổ phiếu xuống dưới mức cho vay thì khách hàng phải bổ sung thêm tài sản tài sản thế chấp hay cầm cố. Đối với cho vay cầm cố cổ phiếu thì phải có các điều khoản kê khai nguồn thu nhập chính, thu nhập bổ sung, tài sản có giá trị khác của khách hàng.Trước khi cho vay, các NHTM cổ phần thực hiện việc phong toả cổ phiếu hết sức chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật.

Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần là một nghiệp vụ cho vay bình thường có tính thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng. Mở ra cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán là một nghiệp vụ mới đối với các NHTM cổ phần ở nước ta, nhằm đa dạng các sản phẩm tín dụng theo xu hướng hội nhập, phân tán rủi ro, tăng thu nhập ổn định cho ngân hàng. Về giác độ thị trường và nền kinh tế, việc các NHTM cổ phần mở ra nghiệp vụ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán tạo điều kiện thúc đẩy thị trường OTC phát triển, làm tiền đề chuyển hoá các cổ phiếu đó sang thị trường chính thức, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong xã hội và nâng cao trình độ dân trí về thị trường chứng khoán.

Bên cạnh những lợi ích mà nghiệp vụ này mang lại, nó còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng:

 Nhiều NHTM cổ phần căn cứ vào thị giá cổ phiếu cầm cố để xác định giá trị tài sản cầm cố và mức cho vay, trong khi thị giá cổ phiếu có thể biến động thất thường theo quan hệ cung cầu trên thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro về giảm giá trị tài

sản đảm bảo và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng.

 Thị trường chứng khoán hiện đang trong giai đoạn đầu phát triển, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội ở trong và ngoài nước, cho nên rất khó dự báo được một cách chính xác mức độ và xu hướng biến động của thị trường chứng khoán. Yếu tố này cũng có ảnh hưởng tới khả năng thẩm định hiệu quả vốn cho vay và nguồn thu hồi nợ của tổ chức tín dụng khi cho vay đối với khách hàng đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Biểu đồ 2.12 Chỉ số chứng khoán Việt Nam – VNINDEX

(Nguồn: Website http://google.com.vn)

Năm 2006 chứng kiến cuộc “chạy đua” niêm yết của các công ty cổ phần nhằm tận dụng cơ hội ưu đãi về thuế thu nhập theo Thông tư số

100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 và Thông tư số 72/2006/TT-BTC. Còn năm 2007 làn sóng lên sàn của các công ty cổ phần đã thay đổi về chất lượng với mục tiêu: lên sàn để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Do đó, một số lượng lớn đã được đưa vào thị trường, tốc độ gia tăng số lượng cổ phiếu lớn. Tính đến 32/12/2007 tại SGD chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.197.693.526 cổ phiếu, tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là 1.323.398.489 cổ phiếu. Năm 2006 và 2007 thông qua thị trường chứng khoán một khối lượng vốn lớn được huy động và chứng minh tầm quan trọng của kênh dẫn vốn này đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn đầy thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam: thị trường trải qua những giai đoạn tăng trưởng nóng, nhưng cũng phải chứng kiến những giai đoạn ảm đạm nhất định, các cổ phiếu đồng loạt tăng trần hoặc đồng loạt giảm sàn. Đặc biệt là trong những tháng đầu năm 2008, chỉ số chứng khoán Việt Nam-VNINDEX liên tục rớt, đa số các loại cổ phiếu đều giảm giá mạnh. Ba tháng đầu năm 2007 là giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ, VNindex đạt đỉnh 1.170,67 điểm. Sau đó thị trường bắt đầu hạ nhiệt và điều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đi vào thoái trào trong 4 tháng cuối năm. VNindex chỉ trong vòng một tháng giao dịch đã rớt xuống mức 905,53 điểm (24/04/2007), giảm tới 22,6% so với mức đỉnh vào tháng 3. Có những thời điểm đầu năm 2008, VNindex giảm xuống mức 500 điểm.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn (Trang 47 - 51)