a. Cơ cấu, tổ chức của hệ thống thanh tra ngân hàng
Việc tổ chức bộ máy một cách khoa học sẽ giúp cho việc chỉ đạo, điều hành trong nội bộ cơ quan được thông suốt, sự phối hợp giữa các bộ phận phòng ban sẽ ăn khớp, nhịp nhàng, do vậy mà phát huy được hiệu quả. Hoạt động thanh tra ngân hàng gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước và tuân thủ pháp luật. Hệ thống thanh tra ngân hàng có phạm vi rộng rãi với lực lượng đông đảo. Vì vậy, sự ảnh hưởng của cơ cấu, tổ chức của hệ thống thanh tra ngân hàng đối với công tác thanh tra là không thể phủ nhận. Thanh tra ngân hàng cần được tổ chức tập trung, thống nhất, độc lập về tổ chức và hoạt động đối với đối tượng thanh tra; việc điều hành, chỉ đạo nhất quán, không bị chồng chéo với nhau. Đó là điều kiện đảm bảo hoạt động thanh tra diễn ra thông suốt, khách quan.
b. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật và phạm vi quyền hạn của thanh tra ngân hàng
Hoạt động thanh tra của NHNN đối với các NHTM là hoạt động quản lý, mang tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở quyền hạn mà pháp luật trao cho thanh tra ngân hàng để thực hiện hoạt động của mình. Do đó, một trong những điều kiện cần để thanh tra phát huy được vai trò của mình là phải có đủ các quyền năng cần thiết, tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động thanh tra là phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật. Do đó, cùng với quyền hạn mà pháp luật trao cho thanh tra, các quy định pháp luật về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ; về trình tự,
thủ tục thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra… là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra ngân hàng hoạt động.
c. Các nhân tố thuộc NHTM
NHTM là đối tượng thanh tra vì vậy có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thanh tra. Thực tế cho thấy đối với những ngân hàng có ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành cao, họ tạo điều kiện để đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ do vậy hoạt động thanh tra rất thuận lợi, các kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra được ngân hàng khẩn trương chấp hành. Ngược lại, đối với cá ngân hàng có thái độ bất hợp tác với đoàn thanh tra, hoạt động thanh tra sẽ có nhiều khó khăn hơn.
Mặt khác, chế độ thông tin báo cáo của các ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với hiệu quả, chất lượng của hoạt động giám sát từ xa vì thông tin là cơ sở để thực hiện giám sát và định hướng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Nếu có thông tin trung thực, kịp thời, đầy đủ thì mới có kết quả giám sát được phản ánh chính xác hoạt động của các ngân hàng, như vậy thì các kiến nghị mới thực sự thiết thực cho các cấp quản lý cũng như cho các ngân hàng và giám sát từ xa mới “chỉ điểm” chuẩn xác cho thanh tra tại chỗ.
d. Nhu cầu của hội nhập
Việt Nam đang dần hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực, ngành ngân hàng cũng không năm ngoài xu hướng đó. Điều này đòi hỏi các NHTM trong nước, đặc biệt là các NHTM cổ phần phải nâng cao năng lực cạnh tranh và lành mạnh hoá hoạt động của mình. Đồng thời NHNN cũng phải tăng cường công tác thanh tra đối với hoạt động ngân hàng nói chung và những hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro nói riêng như hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán…
Mặt khác, trong quá trình hội nhập thì nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam cũng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với
những biến động trên thị trường thế giới. Do đó, NHNN với chức năng và nhiệm vụ của mình phải tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, giám sát để góp phần ổn định thị trường tài chính trong nước, nắm bắt được đầy đủ nhất những thông tin liên quan đến hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Từ đó giúp thị trường tài chính trong nước có những bước tiến vững chắc hòa nhạp với thị trường tài chính thế giới.
Ngành ngân hàng hội nhập với thế giới đồng nghĩa với việc các NHTM trong nước hoạt động và cung cấp dịch vụ ngân hàng theo hệ thống các chuẩn mực và công nghệ tiên tiến của thế giới. Điều này đòi hỏi hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN cũng phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và có một nền tảng công nghệ hiện đại. Khi các NHTM và NHNN đều hoạt động theo hệ thống chuẩn mực quốc tế thì hoạt động thanh tra, giám sát sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ đó có thể cảnh báo sớm và kịp thời những rủi ro có thể xẩy ra đối với các NHTM. Bên cạnh đó, việc tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế giúp cho NHNN nắm bắt được một cách tương đối chính xác năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng và của cả hệ thống ngân hàng, và có những chiến lược, chính sách phát triển nhanh chóng, an toàn ngành ngân hàng và thị trường tài chính nội địa.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NHNN
CHI NHÁNH HÀ NỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐẦU TƯ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHTM
CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN 2.1. Tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
2.1.1. Về số lượng và quy mô hoạt động ngân hàng
Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong đó có việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh, chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, đó là NHNN và các NHTM. Ngân hàng nhà nước là ngân hàng trung ương, thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền và ngân hàng của các ngân hàng. Ngân hàng thương mại là các đơn vị kinh doanh, nhận tiền gửi và cho vay, thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Từ đó đến nay, hệ thống ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Về cơ bản, hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội cũng nằm trong xu thế phát triển, tăng trưởng chung của thành phố và toàn quốc. Quy mô hoạt động của các tổ chức tín dụng được mở rộng, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Số lượng các ngân hàng tăng nhanh, từ 109 tổ chức tín dụng năm 2005 lên 151 tổ chức tín dụng năm 2006 và 209 tổ chức tín dụng năm 2007 với hàng trăm phòng và điểm giao dịch. Nhiều NHTM cổ phần đã thành lập thêm các công ty con để chuyên biệt hoá các hoạt động đáp ứng nhu cầu đa dạng về kinh doanh tài chính – ngân hàng. Bên cạnh đó, tổng giá trị tài sản và vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng cũng tăng mạnh:
Bảng 2.1 Diễn biến tổng giá trị tài sản của các tổ chức tín dụng địa bàn Hà Nội Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng giá trị tài sản 228.882 283.360 380.588 Khối NHTM nhà nước 168.685 205.205 238.149 Khối NHTM cổ phần 60.197 78.155 142.439
(Nguồn: Phòng Thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)
Bảng 2.2 Tình hình tăng trưởng về tổng tài sản của 08 NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng STT Tên ngân hàng Tính đến 31/12/06 So với 31/12/05 Tính đến 31/12/07 So với 31/12/06 Mức tăng Tỷ lệ tăng (%) Mức tăng Tỷ lệ tăng (%) 1 VPBank 10.235 4.096 66,7 18.211 7.976 77,9 2 Habubank 11.810 6.145 108,4 24.107 12.297 104,1 3 MB 14.075 5.560 65,3 28.298 14.223 101,1 4 MSB 8.590 4.227 96,2 17.671 9.081 105,7 5 VIBank 16.631 7.629 84,7 39.570 22.939 137,9 6 SeaBank 9.462 4.085 73,5 29.339 19.877 204,3 7 Techcombank 17.588 6.756 62,4 39.721 22.133 125,8 8 GP.Bank 2.043 1.749 594 7.256 5.213 255,2 Cộng 90.611,85 40.247 79.9 204.171,29 113.739 125,3 (Nguồn: Phòng Quản lý các Tổ chức tín dụng)
Năm 2007 tổng vốn điều lệ của 08 NHTM cổ phần có Hội sở chính tại Hà Nội đạt 16.021 tỷ đồng, tăng 129% so với năm 2006 là 6.995 tỷ đồng và tăng 607,5% so với năm 2005 là 2.637 tỷ đồng.
Bảng 2.3 Tình hình thực hiện tăng vốn điều lệ của 08 NHTM cổ phần trên địa bàn Hà Nội
STT Tên ngân hàng Tính đến 31/12/2006 Tỷ lệ tăng so 31/12/2005 (%) Tính đến 31/12/2007 Tỷ lệ tăng so 31/12/2006 (%) 1 VPBank 750 142,4 2.000 166,7 2 Habubank 1.000 133,3 2.000 100 3 MB 1.045,2 132,3 2.000 91,4 4 MSB 700 250,0 1.500 114,3 5 VIBank 1.000 96,1 2.000 100 6 SeaBank 500 100,0 3.000 500 7 Techcombank 1.500 142,8 2.521,3 68,1 8 GP.Bank 500 270,4 1.000 100 Cộng 6.995,2 152,3 16.021,3 129 (Nguồn: Phòng Quản lý các Tổ chức tín dụng)
2.1.2. Về chất lượng hoạt động ngân hàng
Trong thời kỳ đầu thực hiện hạch toán kinh doanh, các NHTM bị hạn chế về vốn, hoạt động kinh doanh còn sơ khai và phụ thuộc vào sự chỉ đạo của NHNN. Nhưng đến nay với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, áp dụng đa dạng các hình thức huy động vốn với lãi suất linh hoạt, hiệu quả, có tính cạnh tranh, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất luỹ tiến,… Mở rộng quan hệ khách hàng, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, mở rộng dịch vụ mới để thu hút khách hàng: ebanking, phát hành thẻ…Vì vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt với nhiều định chế tài chính khác nhau nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức của các tổ chức tín dụng ở Hà Nội vẫn đạt mức cao. Năm 2007 đạt 350.834 tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2006 và trên 100% so với năm 2005. Trong đó, tốc độ tăng vốn huy động có xu hướng tăng nhanh đối với khối NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài. Cơ cấu vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khối các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tương ứng năm 2006 là 15,3% - 10,2% - 1,1% lên 25,7% - 11,5% -
1,4% năm 2007, giảm tỷ trọng đối với khối NHTM nhà nước từ 72,4% năm 2006 xuống 59,9% năm 2007.
Bảng 2.4 Diễn biến vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 175.227 251.123 350.834
1. Theo cơ cấu tiền gửi
Tiền gửi dân cư 78.668 112.920 144.186 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 96.559 138.203 206.648
2. Theo loại tiền gửi
Tiền gửi bằng VND 119.520 171.975 256.372 Tiền gửi bằng ngoại tệ 55.707 79.148 94.463
(Nguồn: Phòng Thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư cũng tăng cao, đặc biệt năm 2007 đạt tốc độ tăng dư nợ cao nhất trong vòng 10 năm (năm 1997 tăng 22,7%, 2003 tăng 27,4%, 2006 tăng 33,6% và năm 2007 tăng 38,6%). Khối các NHTM cổ phần có tốc đọ tăng dư nợ tín dụng cao nhất, tiếp đến là các công ty tài chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng nhà nước và ngân hàng liên doanh.
Biểu 2.5 Diễn biến dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ tín dụng 91.977 122.910 183.023
1. Phân theo kỳ hạn nợ
Dư nợ ngắn hạn 53.931 77.178 122.050
Dư nợ trung và dài hạn 38.046 45.732 70.973
2. Phân theo loại tiền cấp tín dụng
Dư nợ bằng ngoại tệ 32.211 41.362 61.585
(Nguồn: Phòng Thanh tra NHNN Chi nhánh Hà Nội)
Bên cạnh việc tiếp tục cho vay các doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư dự án, phát triển sản xuất…các NHTM, đặc biệt NHTM cổ phần đang mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà trả góp, xây nhà, sửa nhà, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán... Cơ cấu cho vay tiếp tục được điều chỉnh. Tỷ lệ dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước giảm và mở rộng cho vay khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Năm 2005 là năm đầu tiên các tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493 của Thống đốc NHNN. Các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được áp dụng chặt chẽ hơn nên tỷ lệ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 3,5%/tổng dư nợ và giảm vào các năm sau - đều dưới 3%: năm 2006 là 2,8% và năm 2007 là 2,5%/tổng dư nợ.
Các hoạt động thanh toán qua ngân hàng và ngân quỹ được triển khai rộng rãi, khối lượng tiền thanh toán qua hệ thống ngân hàng đều tăng qua các năm. Các dịch vụ ngân hàng mới tiếp tục phát triển và thu hút nhiều khách hàng. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới quá nhanh và cho vay còn nhiều sai phạm nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác do trình độ công nghệ kỹ thuật còn thấp, khả năng quản lý, năng lực chuyên môn của nhân viên còn hạn chế nên các sản phẩm dịch vụ mà các NHTM ở Hà Nội cung cấp vẫn còn là các dịch vụ truyền thống, hiệu quả hoạt động thanh toán chưa cao.
2.2. Khái quát về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng Chi nhánh NHNN Thành phố Hà Nội nhánh NHNN Thành phố Hà Nội
Công tác thanh tra ngân hàng có đòi hỏi ngày càng cao về số lượng cũng như chất lượng của các cán bộ thanh tra. Bằng chính sách tuyển dụng hợp lý, thu hút nhân tài nên NHNN Chi nhánh Hà Nội đã có một đội ngũ nhân viên đông đảo và có chất lượng cao.
Theo quyết định số 565/2005/QĐ-NHNN ngày 13/5/2005 của Thống đốc NHNN, tổ chức bộ máy NHNN Chi nhánh Hà Nội bao gồm Ban giám đốc và 10 phòng ban. Tổng số cán bộ của toàn đơn vị là 166 người, trong đó: phòng thanh tra là 50 người, chiếm 30% và đa số cán bộ thuộc đơn vị, thuộc phòng thanh tra chi nhánh có trình độ đại học trở lên.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNN Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Hoạt động thanh tra, quản lý hoạt động ngân hàng được tăng cường trong điều kiện các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội mở rộng mạng lưới, nâng cấp chi nhánh mà quy mô hoạt động. Ngoài việc thực hiện thanh tra, kiểm tra quản lý hoạt động của các phòng chức năng đối với các tổ chức tín dụng theo định kỳ và kế hoạch đề ra cho cả năm, Chi nhánh còn tiến hành các buổi làm việc với các tổ chức tín dụng trên địa bàn bằng nhiều hình thức để triển khai các chương trình kế hoạch cũng như phối hợp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Ban giám đốc Phòng Quản lý ngoại hối Phòng Quản lý các tổ chức tín dụng Phòng Thanh tra Văn phòng Phòng Kế toán – Thanh toán Phòng Tin học Phòng Tiền tệ - Kho quỹ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tổng hợp Phòng Kiểm soát, Kiểm toán nội bộ
Chi nhánh NHNN Hà Nội đã phối hợp cùng với một số Vụ, Cục chức năng của NHNN Việt Nam, một số cơ quan của Thành phố kiểm tra tại một số tổ chức tín dụng về việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối, phát triển dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, chương trình báo cáo thống kê… Chi nhánh đã thường xuyên đôn đốc các NHTM thực hiện chỉnh sửa những vi phạm và các kiến nghị đã nêu trong các kết luận thanh tra. Do đó phần lớn những vi phạm đã được các tổ chức tín dụng quán triệt có nhiều biện pháp chỉnh sửa tích cực, kịp thời, góp phần vào sự phát triển an toàn hiệu quả của các tổ chức tín dụng.Đặc biệt, Chi nhánh đã phối hợp với Công an Thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, đề nghị xử lý kịp thời đối với tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ góp phần làm lành mạnh tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn.