Những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động thanh tra cho vay dầu tư kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn (Trang 62 - 66)

kinh doanh chứng khoán

Một là, chỉ tập trung vào hoạt dộng giám sát từ xa. Thanh tra chi nhánh tập trung yêu cầu các NHTM cổ phần có triển khai hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán báo cáo số dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán hàng ngày. Qua đó chỉ thấy được việc thực hiện quy định tổng dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của tổ chức tín dụng. Mặt khác, sau hơn hai năm các NHTM cổ phần triển khai nghiệp vụ cho vay kinh doanh chứng khoán thanh tra Chi nhánh mới chỉ tiến hành triển khai 01 đợt thanh tra tại chỗ vào đầu năm 2008.

Hai là, việc ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán còn chậm trễ và chưa thực sự hiệu quả.

Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán chỉ được ban hành vào năm 2007 trong khi hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần đã bắt đầu vào cuối năm 2005. Hơn nưa việc ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 28/05/2007 quy định dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 3% tổng dư nợ của NHTM được coi như là một tác nhân làm giảm “sức nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tiếp theo là ban hành quyết định sô 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01/02/2008 sửa đổi Chỉ thị số 03, quy định tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán không được vượt quá 20% vốn điều lệ của NHTM. Như vậy trong thời gian ngắn mà NHNN đã ban hành liên tiếp hai văn bản quy định khác nhau về tổng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần. Điều này cho thấy các văn bản pháp lý ban hành chưa thực sự hiệu quả và làm ảnh hưởng không nhỏ đến

hoạt động của NHTM cổ phần và của các nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Ba là, chưa có sự thống nhất về cách làm, khi tiến hành thanh tra, mỗi đoàn thanh tra một cách làm riêng. Hoạt động thanh tra, giám sát hiện nay của thanh tra Chi nhánh chỉ được tiến hành theo kế hoạch chung đã đề ra và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng đoàn thanh tra trong mỗi cuộc thanh tra tại chỗ. Tùy theo mỗi trưởng đoàn mà nội dung công việc và cách thức tiến hành có trình tự khác nhau. Do đó khả năng phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm, khuyết điểm còn hạn chế. Nhiều kết luận thanh tra không cụ thể, không xác định rõ sai phạm, không quy rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để có biện pháp xử lý chuẩn xác. Ngoài ra không ít trường hợp cán bộ thanh tra vì những lý do cá nhân mà kết luận thanh tra không phản ánh đúng tính chất mức độ vi phạm, kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm còn nhẹ.

Bốn là, việc thực hiện triển khai chương trình thanh tra còn thiếu tính chủ động. Công tác thanh tra của Chi nhánh còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của NHNN Việt Nam và của Thống đốc NHNN hay lãnh đạo của Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Khi công tác giám sát từ xa phát hiện thấy sai phạm thì thanh tra viên phải báo cáo cho cơ quan cấp trên và kiến nghị biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó lãnh đạo cấp trên mới đưa ra các quyết định thanh tra hay xử lý vi phạm cần thiết. Điều này khiến cho việc cảnh báo rủi ro và xử lý vi phạm còn chậm, chưa kịp thời.

Năm là, khả năng dự báo, cảnh báo về các vấn đề, nguy cơ để giúp các NHTM có biện pháp kịp thời chấn chỉnh kịp thời còn nhiều hạn chế. Hiện nay công tác thanh tra mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện các sai phạm. Việc đề xuất giải pháp ở tầm vĩ mô cũng như công tác tư vấn giúp các NHTM khắc phục các sai phạm còn hạn chế do thiếu những cán bộ có trình độ, giỏi cả về nghiệp vụ thanh tra ngân hàng và nghiệp vụ NHTM.

Sáu là, việc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra chưa thực sự được đề cao. Trên thực tế, có nhiều đơn vị sau khi có quyết định thanh tra thì không khắc phục ngay và các đơn vị thanh tra cũng không có biện pháp kiên quyết đốn đốc thực hiện.

Tóm lại, hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua cũng khẳng định được vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn. Việc phát hiện được những mặt tích cực và hạn chế của các NHTM cũng giúp cho NHNN Chi nhánh nắm bắt được tình hình thực tế của hệ thống NHTM trên địa bàn. Từ đó xây dựng những định hướng phát triển cũng như đôn đốc, giúp đỡ các NHTM trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Đồng thời cũng thấy được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác thanh tra, giám sát của Chi nhánh và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới hoạt động thanh tra ngân hàng. Trên cơ sở đó hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị, của ngành, của Thành phố và góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước.

Những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thanh tra của NHNN Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán của các NHTM cổ phần trên địa bàn:

 Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ cán bộ thanh tra còn mỏng và chưa đáp ứng được yêu cầu cao về trình độ nghiệp vụ và chuyên môn. Hiện tại số lượng cán bộ thanh tra tại Chi nhánh Hà Nội đã chiếm phần lớn trong tổng số cán bộ của Chi nhánh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu vì sự phát triển, mở rộng quy mô hoạt động nhanh chóng của các NHTM.

Tuy phần lớn cán bộ thanh tra đều được đào tạo trình độ từ đại học trở lên xong vẫn không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành, của lĩnh vực. Một cán bộ thanh tra không chỉ có hiểu biết

sâu sắc về thanh tra mà còn phải có kiến thức trong các lĩnh vực khác như pháp luật, ngân hàng … Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng về số lượng mà phần lớn là các cán bộ thanh tra trẻ nên kinh nghiệm thưc tế còn thiếu, chưa thật sự thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.

Công tác thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các NHTM còn chưa nghiêm túc. Trong các ngân hàng luôn tồn tại 2 hệ thống báo cáo. Một để đối phó với cơ quan quản lý nhà nước, một tồn tại trong nội bộ Hội đồng quản trị, Ban điều hành và kiểm soát của ngân hang. Do đó gây nhiều khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN cũng không nắm bắt được một cách chính xác tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Mặt khác trong hệ thống tài khoản hạch toán hiện nay phản ánh hoat động cho vay theo các loại hính cho vay như cho vay bất động sản, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán… Do đó việc lấy số liệu khó chính xác (chủ yếu là theo các báo cáo của đơn vị).

Cơ sở vật chất kỹ thuật của thanh tra ngân hàng còn thấp. Chủ yếu dựa vào công nghệ thủ công là giấy và bút, việc ứng dụng công nghệ hiện đại và các chuẩn mực quốc tế trong việc xử lý số liệu, điều hành còn kém.

Việc tổ chức hoạt động thanh tra, giám sát chưa thực sự chủ động, không có quy trình thanh tra, giám sát chung cho toàn hệ thống.

 Nguyên nhân khách quan:

Mô hình tổ chức thanh tra chưa tập trung, thống nhất; trách nhiệm và quyền hạn của thanh tra ngân hàng chưa thực sự rõ ràng hợp lý. Hiện nay thanh tra NHNN Chi nhánh vẫn thuộc sự điều hành chỉ đạo của Giám đốc NHNN Chi nhánh, do đó việc triển khai hoạt động

thanh tra, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn, chưa thống nhất được theo chỉ đạo thanh tra của Chánh thanh tra NHNN Việt Nam.

Các quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra ngân hàng chưa đầy đủ. Sau Luật thanh tra chưa có một số nghị định mới thay thế các nghị định cũ như: Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngân hàng, Nghị định về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp và đoàn thanh tra vẫn làm viêc theo cơ chế cũ.

Cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tối đa khả năng và trách nhiệm chưa phù hợp.

Chương 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NHNN CHI NHÁNH HÀ NỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY

ĐẦU TƯ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHTM CỔ PHẦN TRÊN ĐẠI BÀN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra của ngân hàng nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w