Tạo môi trường pháp lý ổn định và đồng nhất, thống nhất và đơn giản hoá các thủ tục hành chính: như đơn giản hoá các thủ tục miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các đơn vị nhập khẩu công nghệ để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đơn giản hoá các thủ tục trong quy trình xuất khẩu.
- Hỗ trợ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: mặc dù công ty là doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh doanh độc lập , tự hạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, song Nhà nước nên có chính sách hợp lý trong vay vốn để hỗ trợ cho hoạt động xuất, đồng thời nên có các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, tăng cường các khoản tài trợ, cho vay dài hạn của các quốc gia
- Trợ giúp tìm kiếm thị trường xuất khẩu:
Nhà nước hỗ trợ ngành da giầy trong việc nghiên cứu thị trường và tiếp cận trực tiếp với thị trường tiềm năng, thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu thương mại với bạn hàng vừa là xuất khẩu vừa là nhập khẩu giầy dép của Việt Nam, đồng thời có chính sách cử các đoàn chuyên gia và các thiết kế sang học tập đào tạo ở nước ngoài.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại:
Hiện nay ở Việt Nam Cực xúc tiến thương mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên về hoạt động xuất khẩu. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để tăng cường các hoạt động xúc tiến như tham gia hội trợ triển lãm, tham quan nước ngoài. Mọi thông tin quan trọng về xuất khẩu trên thế giới đều được cung cấp từ bộ thương mại, sở công nghiệp, các ban ngành liên quan… mà thông tin về giầy dép cần phải chính xác và kịp thời vì mặt hàng này mang tính thời trang, kiểu dáng và mẫu mã luôn thay đổi.
- Có chính sách quy hoạch vùng sản xuất nguyên phụ liệu cho ngàng giầy dép. Hiện nay việc nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu làm tăng chi phí trong giá thành đang là vấn đề cần được khắc phục. Vì thế nhà nước nên quan tâm đến việc quy hoạch vùng sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành trong tương lai, bắt đầu từ những loại vải, chỉ may,cao su, keo…Nhà nước cần hỗ trợ về cơ chế chính sách cũng như nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất..
3.3.2. Đối với ngành da giầy Việt Nam:
- Cập nhật liên tục các thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành da giầy để kịp thời đưa ra các biện pháp thích hợp
- Cần nâng cấp trang web của hiệp hội hơn nữa để tăng thêm thông tin, dữ liệu cho các doanh nghiệp để có thể cập nhật một cách nhanh nhất.
- Thành lập những trung tâm tư vấn với đội ngũ chuyên gia giỏi về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, luật sư để tư vấn hỗ trợ tốt hơn cho các công ty về những thông tin cần thiết.
- Hiệp hội cần có những biện pháp để gắn kết các công ty trong cung ngành, hạn chế đến mức tối đa hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh
- Hiệp hội nên có những chính sách để có mối quan hệ tốt đẹp với những hiệp hội cùng ngành trên thế giới để hạn chế những tranh chấp về thương mại…
Hiện nay, tình hình xuất khẩu mặt hàng giầy dép gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Trung Quốc, Thái Lan là các nước cạnh tranh chính với chúng ta trong hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu, còn thị trường Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của chúng ta lại rất khó tính về yêu cầu chất lượng sản phẩm và đòi hỏi sản phẩm phải được sản xuất trong một môi trường được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, chứa đựng nhiều rủi ro và có thể làm giảm khả năng xuất khẩu của công ty. Song qua một số phân tích ta thấy công ty đã không ngừng vươn lên trong việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường truyền thống mà còn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng mới. Đây là kết quả đáng mừng cho thấy công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn để nâng cao vị thế của mình, song vẫn còn bộc lộ hạn chế như số lượng lao động thì đông nhưng chủ yếu là lao động phổ thông trình độ tay nghề vẫn còn thấp, sản phẩm tiêu thụ trong nước vẫn còn thấp và việc xuất khẩu chủ yếu thực hiện qua hình thức gia công xuất khẩu ngày càng chiếm số lường lớn. Để có thể phát huy được thế mạnh của mình nhiều hơn nữa thì ngoài việc tự mình cố gắng còn cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Trong chuyên đề này em đã đi sâu phân tích cơ cấu thị trường theo kim ngạch xuất khẩu và theo nhóm sản phẩm chủ yếu là giầy vải và giầy thể thao, nêu ra một số nguyên nhân cùng hạn chế trong hoạt động xuất khẩu từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hơn nữa trong thời gian tới.
SỞ CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội, ngày … tháng … năm 2007
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Sinh viên Khiếu Thị Duyên, lớp Quản trị kinh doanh tổn hợp 45B,khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã thực tập phòng Xuất Nhập Khẩu- công ty TNHH Nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 04 năm 2007. Đề tài “Một số giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm của công ty giầy Thượng Đình”.
Trong thơìư gian thực tập tại công ty,sinh viên Khiếu Thị Duyên đã có học hỏi, tìm hiểu thực tế hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty và chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của công ty.
MỤC LỤC
Trang Hiện nay, tình hình xuất khẩu mặt hàng giầy dép gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt khi chúng ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Trung Quốc, Thái Lan là các nước cạnh tranh chính với chúng ta trong hầu hết các lĩnh vực xuất khẩu, còn thị trường Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của chúng ta lại rất khó tính về yêu cầu chất lượng sản phẩm và đòi hỏi sản phẩm phải được sản xuất trong một môi trường được quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, chứa đựng nhiều rủi ro và có thể làm giảm khả năng xuất khẩu của công ty. Song qua một số phân tích ta thấy công ty đã không ngừng vươn lên trong việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường truyền thống mà còn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng mới. Đây là kết quả đáng mừng cho thấy công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn để nâng cao vị thế của mình, song vẫn còn bộc lộ hạn chế như số lượng lao động thì đông nhưng chủ yếu là lao động phổ thông trình độ tay nghề vẫn còn thấp, sản phẩm tiêu thụ trong nước vẫn còn thấp và việc xuất khẩu chủ yếu thực hiện qua hình thức gia công xuất khẩu ngày càng chiếm số lường lớn. Để có thể phát huy được thế mạnh của mình nhiều hơn nữa thì ngoài việc tự mình cố gắng còn cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Trong chuyên đề này em đã đi sâu phân tích cơ cấu thị trường theo kim ngạch xuất khẩu và theo nhóm sản phẩm chủ yếu là giầy vải và giầy thể thao, nêu ra một số nguyên nhân cùng hạn chế trong hoạt động xuất khẩu từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hơn nữa trong thời gian tới...74