- Các thị trường khác:
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty.
Tuy công ty có hoạt động xuất khẩu khá phát triển song vấn đề thương hiệu trên thị trường thế giới còn rất yếu kém. Trong thời gian qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc quảng bá giới thiệu sản phẩm trên thị trường thế giới song việc đầu tư phát triển thương hiệu còn nhiều hạn chế do chi phí cho hoạt động quảng bá thương hiệu ở nước ngoài rất tốn kém, nên nếu có tham gia trưng bày thì cũng rất nhỏ lẻ, không làm nổi bật được thương hiệu của mình, mặt khác chỉ có sản phẩm giầy vải là xuất khẩu trực tiếp sang thị trường quốc tế nên nó mang thương hiệu của Thượng Đình. Thời gian gần đây những đơn hàng xuất khẩu trực tiếp ít dần đi thay vào đó là gia công giầy thể thao nhiều hơn vì thế thương hiệu của công ty gàn như chưa được khách hàng biết đến.
Cùng với thương hiệu chưa được biết đến nhiều thì công tác marketing trên thị trường thế giới còn yếu, đội ngũ cán bô làm công tác này còn thiếu và yếu vì thế công tác nghiên cứu thị trường còn rất hạn chế.
2.3.2.2.Sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao
Nếu công ty sản xuất sản phẩm với giá cao để xuất khâu thì không cạnh tranh được với các sanr đã có tên tuổi của nước như Ý, Pháp, Anh… còn nếu sản xuất giầy giá thấp thì công ty lại không cạnh tranh được với các sản phẩm sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, vì thế công ty đã phải tăng cường gia công giầy thể thao cho nước ngoài, trong khi đơn hàng xuất khẩu trực tiếp giầy vải lại giảm đi.
Châu Âu là thị trường lớn ( chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của công ty) nhưng đây mới là một phần thị trường rất nhỏ của công ty, song thị trường này lại rất khó tính và hay có nhiều biến cố như đang áp dụng thuế chống bán phá giá vì thế công ty cần có chiếm lược thâm nhập thị trường mới đầy tiềm năng như Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á nhiều hơn nữa vì nếu thị trường Châu
Âu gặp nhiều biến cố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.3.2.3.Xuất khẩu trực tiếp còn nhiều hạn chế
Việc xuất khẩu trực tiếp của công ty trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, mà chủ yếu công ty tổ chức gia công xuất khẩu, phương thức xuất khẩu này giúp cho đối tác tận dụng được nguồn nhân lực với giá nhân công rẻ. Còn phương thức xuất khẩu trực tiếp mang lại nhiều lợi ích hơn trước hết là mang lại lợi nhuận cao hơn sau đó là tao chỗ đứng vững chắc thị trường quốc tế và sản phẩm mang thương hiệu của công ty được biết đến nhiều hơn.
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của công ty.
2.3.3.1.Chưa xây dựng chiến lược xuất khẩu thực sự
Từ trước đến nay công ty mới dừng lại ở viêc đưa ra các mục tiêu xuất khẩu và định hướng xuất khẩu cho các năm tới chứ chưa có một chiên lược xuất khẩu mang tính dài hạn và toàn diện gồm chính sách về sản phẩm, chính sách về thị trường, chính sách tiếp thị… vì thế công ty phản ứng rất chậm chạm trước những biến động của thị trường.
Cơ cấu thị trường chưa hợp lý ở chỗ sản phẩm chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Châu Âu mà các thị trường tiềm năng khác chúng ta chưa thâm nhập được nhiều.
Giá cả chưa có tính cạnh tranh vì một số dây chuyền sản xuất còn lạc hậu năng suất tay nghề của người lao động thấp nên chi phí sản xuất cao, mặt khác nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phảm chủ yếu là nhập khẩu mà
chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 78% giá thành sản phẩm điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty về giá cả sản phẩm.
Chủng loại sản phẩm còn ít vì sản phẩm xuất khẩu là giầy thể thao và giầy vải, trong khi đó thị phần của giầy vải đang ngày càng bị thu hẹp.
2.3.3.2.Công tác thiết kế và đội ngũ làm công tác marketing còn yếu
Hiện nay công ty đã có bộ phận thiết kế riêng nhưng vẫn hoạt đông chưa được hiệu quả mặc dù đã có máy tính phục vụ cho công tác thiết kế nhưng chưa hiện đại, chưa giúp đựơc nhiều cho công tác thiết kế - chế thử mẫu, số lượng lao động lớn tuổi trong bộ phận thiết kế vẫn chiếm tỉ lệ cao. Mẫu mã sản phẩm của công ty phụ thuộc nhiều vào mẫu mã của khách hàng, mẫu mã của sản phẩm còn rất ngèo nàn làm cho việc cạnh tranh với những sản phẩm mẫu mã đa dạng của nước ngoài là rất khó khăn.
Hoạt động marketing quốc tế còn bộc lộ nhiều hạn chế vì công ty chưa có bộ phận marketing riêng , công việc này do phòng xuất nhập khẩu và lãnh đạo công ty trực tiếp đảm nhận, mà chuyên môn của bộ phận này chưa cao. Hơn nữa chi phí cho hoạt đông marketing quốc tế lại quá cao nên công tác nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở mức tìm hiểu chung chung, làm cho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn trở ngại.
2.3.3.3.Những nguyên nhân khác
Trên đây là những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp ngoài ra còn có những nguyên nhân xuất phát từ phía nhà nước.
Cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo cán bộ kỹ thuật có nhiều mặt còn chưa đồng bộ, lại chưa có trung tâm xúc tiến thương mại ở nước ngoài để giúp công ty bày mẫu chào hàng vì công ty không đủ chi phí để thường xuyên tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài.
Nhà nước chưa có chính sách nhằm giúp công ty có thể nhập nguyên liệu tại chỗ. Các doanh nghiệp trong nước mới chỉ cung cấp một phần nhỏ
nguyên vật liệu cho công ty, nhiều nguyên liệu bắt buộc phải nhập ngoại, điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty, hoạt động thiết kế sản phẩm cũng như khả năng điều chỉnh giá cả cho sản phẩm.
Là một doanh nghiệp nhà nước nên chịu sự quản lý của nhà nước, có những chính sách đã cản trở hoạt động vay vốn của công ty để có thể tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh… do nhà nước chỉ cho phép công ty vay vốn thương mại, vốn nhà nước cấp và vốn vay từ các nguồn khác còn thấp.
Trong hiệp hội ngành da giầy những hoạt động nhằm giúp đỡ, hỗ trợ xuất khẩu cho công ty nhiều hạn chế, và việc dự báo thị trường xuất khẩu cũng chưa thực sự chính xác, công tác giúp đỡ nhiên cứu thị trường còn ít. trong khi giữa các công ty trong cùng ngành lại cạnh tranh nhau gây cản trở cho việc xuất khẩu không chỉ đối với công ty mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác nữa.
CHƯƠNG 3