Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 (Trang 51 - 57)

III. Đánh giá quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –

1.Đánh giá chung

1.1. Tác động tích cực của việc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước

1.1.1. Phát triển sản xuất kinh doanh và phát huy tốt nguồn nội lực của các doanh nghiệp nhà nước

Chuyển đổi sở hữu DNNN là chủ trương đứng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy nội lực từ người lao động. Sau chuyển đổi, những người lao động sẽ chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối thu nhập, từ đó trách nhiệm của người lao động được nâng cao, tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chuyển đổi sở hữu DNNN đã khuyến khích người lao động và chủ sở hữu mới tận dụng nguồn tài sản sẵn có ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Chính sách ưu tiên cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp nhận giao, mua, cổ phần và các ưu đãi khác đã khuyến khích tối đa việc duy trì sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Nó cũng góp phần nâng cao hiệu quả, cắt giảm bao cấp và bù lỗ của Nhà nước, cho phép Nhà nước tập trung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng và hỗ trợ một số ít DNNN cần củng cố và phát triển vốn tốt hơn. Với việc chuyển đổi sở hữu DNNN, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

đã được đảm bảo thực sự, thông qua đó mà đảm bảo lợi ích của người lao động.

So với hình thức chuyển đổi sở hữu DNNN bằng CPH thì việc thực hiện giao, bán DNNN có nhiều điểm tiến bộ và tích cực: Nhận thức của cán bộ quản lý và người lao động ở các doanh nghiệp được chuyển đổi có sự chuyển biến nhanh hơn, người lao động dễ dàng chấp nhận hình thức chuyển đổi này, đặc biệt là hình thức giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; Giải quyết được tình trạng người lao động nghèo không có tiền mua được cổ phần, mặc dù họ đã được Nhà nước ưu đãi bằng cách giảm giá 30% hoặc cấp không thu tiền một số cổ phần căn cứ vào thời gian cống hiến; Về trình tự, thủ tục chuyển giao DNNN cho tập thể người lao động đơn giản hơn do đó rút ngắn được thời gian chuyển đổi.

Cùng với CPH, việc bán DNNN là một trong những biện pháp cần thiết và hữu hiệu, có tác dụng thiết thực, cho phép sử dụng, phát huy năng lực sẵn có ở các DNNN có hướng phát triển, nhưng hạn chế về quy mô công suất, vốn đầu tư, trình độ công nghệ, phương thức quản lý và tình trạng yếu kém về tài chính, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động. Nghị định và Thông tư cho phép xử lý nhiều tồn tại về tài chính doanh nghiệp khi doanh nghiệp áp dụng Nghị định như nợ khó đòi, xử lý lỗ luỹ kế... tạo điều kiện cho doanh nghiệp sau chuyển đổi có hiện trạng tài chính bình thường để vươn lên trong sản xuất kinh doanh. Các chế độ ưu đãi về giá bán trong hình thức bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động cho phép người lao động có thể mua cổ phần, sau đó với tư cách là cổ đông họ có điều kiện tham gia quản lý doanh nghiệp mới thành lập.

Sau khi chuyển đổi sang hình thức mới, nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và phát triển: việc làm và đời sống cho lao động được ổn định. Hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức lại sản xuất kinh doanh theo đúng phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp, sau khi thực hiện chuyển đổi, đã được tinh giản gọn nhẹ, giảm lao động gián tiếp, vai trò tham gia quản lý, giám sát của

người lao động đã từng bước được tăng cường.

Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương về chuyển biến liên quan đến mô hình tổ chức doanh nghiệp so với trước khi chuyển đổi cho thấy tình trạng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có sự cải thiện sau khi bán, giao hoặc CPH. Những chuyển biến này được người lao động và doanh nghiệp đánh giá là tích cực thực sự.

Bảng 7: So sánh tình hình doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi sở hữu

Đơn vị: % doanh nghiệp trả lời

Chỉ tiêu đánh giá Giao Bán Cổ phần hoá Tự chủ trong quản lý điều hành Tốt hơn 93,3 100 92,3

Như cũ 6,7 0 7,7 Kém đi 0 0 0 Tinh thần trách nhiệm của cán

bộ quản lý

Tốt hơn 100 100 100 Như cũ 0 0 0 Kém đi 0 0 0 Ý thức làm việc của người lao

động

Tốt hơn 82,4 92,9 88,5 Như cũ 17,6 7,1 11,5 Kém đi 0 0 0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy sự tăng thực sự của vốn kinh doanh, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.2. Quan hệ sở hữu đối với doanh nghiệp được xác định rõ ràng hơn, quan hệ lợi ích và sự gắn bó lợi ích được đảm bảo hơn

Sau khi chuyển đổi, đa số doanh nghiệp đã xác lập quyền sở hữu rõ ràng và kèm theo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu.

Đối với doanh nghiệp đã được bán, chủ mới của doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do phần nhiều các doanh nghiệp được bán cho tập thể người lao động, đồng chủ sở hữu mới, có lợi ích trực tiếp từ hoạt động của doanh nghiệp trên ba mặt:

Việc làm của họ được đảm bảo, được trả lương tương xứng với công lao động của họ (do người cán bộ điều hành trực tiếp quyết định trên cơ sở nghị quyết tập thể của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp).

Được chia lãi từ hoạt động sản xuất kinh doanh cuối chu kỳ hoạt động kinh doanh. Lãi này chỉ có thể được đảm bảo nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thực sự.

Được tham gia quá trình ra quyết định chung về đường lối, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, qua đó được tham gia quá trình ra quyết định về chính tương lai của họ.

Đối với công ty cổ phần, CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp trong đó người lao động được làm người chủ thực sự phần vốn góp của mình. CPH đã góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp để DNNN có cơ cấu hợp lý, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

1.1.3. Cơ chế quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh được hợp lý hoá và hoàn thiện

Mô hình doanh nghiệp mới giúp xác định rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, cơ chế làm việc trong cơ cấu quản lý của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể tự lựa chọn, quy định rõ hơn chế độ lương thưởng đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhằm tạo động lực và buộc người quản lý thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, tránh những lãng phí và tiêu cực không cần thiết. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện để thực hiện công khai hoá việc phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty.

Hơn nữa, ở Việt Nam Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu DNNN, thường can thiệp sâu vào các vấn đề tác nghiệp trong quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Sau chuyển đổi, doanh nghiệp có quyền hạn và trách nhiệm như một pháp nhân độc lập, Nhà nước không có những can thiệp tác nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh làm hạn chế tính chủ động và quyền tự

quyết của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do các quyền của doanh nghiệp được mở rộng hơn sẽ tạo ra sự năng động tự chủ, sáng tạo cho doanh nghiệp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Nói cách khác, quá trình ra quyết định của doanh nghiệp được hợp lý hoá hơn, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi liên tục và nhanh chóng của cơ chế thị trường. Yếu tố quan liêu, chậm chạp khi ra quyết định nhờ vậy mà có thể khắc phục.

Đa số người lao động, qua các hình thức chuyển đổi sở hữu cũng trở thành chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp. Vì vậy, nhiệt tình cũng như trách nhiệm của người lao động đối với mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn.

Việc mất hẳn nguồn bao cấp khiến nhiều doanh nghiệp không còn tính ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước mà tự mình phải vận động vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh với mọi loại hình doanh nghiệp khác.

1.1.4. Tài chính của doanh nghiệp được tăng cường, góp phần làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia

Nền tài chính quốc gia được góp phần lành mạnh hoá do kỷ luật thanh toán được tăng cường, các khoản nợ đọng, nợ khó đòi đã được giải quyết dứt điểm, tuy trong nhiều trường hợp, sự xoá bỏ các khoản nợ khó đòi, nợ đọng này được thực hiện bằng cách Nhà nước xoá bỏ nợ cho các doanh nghiệp được chuyển đổi. Mặc dù vậy, tuy thiệt hại một khoản tiền Nhà nước cũng giúp các ngân hàng giải quyết dứt điểm một phần nợ đọng của các doanh nghiệp chuyển đổi. Điều này không chỉ giúp các ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ mà DNNN vay mà còn giúp ngành tài chính củng cố được kỷ luật thanh toán. Thông qua việc giải quyết các khoản nợ như vậy, nhiều DNNN không thể “dây dưa”, lấy cớ “nợ vòng vèo” mà trốn tránh việc thanh toán sòng phẳng các khoản nợ đối với doanh nghiệp được đưa ra thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu.

được một lượng vốn đáng kể trước đây phải trợ cấp cho các DNNN bởi đa số các DNNN trước khi chuyển đổi sở hữu đều hoạt động kém hiệu quả.

1.2. Những mặt còn hạn chế

1.2.1. Quá trình thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước với thời gian dài, lúc lên lúc xuống

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, đã có nhiều cố gắng tìm tòi, thử nghiệm để tìm ra nội dung và phương pháp tổ chức quản lý điều hành DNNN. Tuy vậy, DNNN vẫn chưa thực sự tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh thể hiện quyền hạn, trách nhiệm của giám đốc, mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và giám đốc chưa rõ ràng. Bên cạnh đó còn nhiều ràng buộc từ các cơ quan chủ quản như UBND địa phương chủ yếu là phương án đầu tư, sắp xếp nhân sự và cơ chế quản lý vốn Nhà nước trong doanh nghiệp chưa rõ ràng... Cũng đang có nhiều đầu mối quản lý DNNN, dẫn đến không thống nhất, khó khăn cho DNNN.

Đáng lo ngại là sau khi chuyển đổi sở hữu, hiệu quả kinh doanh trong năm 2003 của các doanh nghiệp đều giảm sút so với năm 2002: một đồng vốn chủ sở hữu chỉ làm ra 2,14 đồng doanh thu, một đồng vốn kinh doanh chỉ đạt 1,61 đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh đạt 11,44% và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu đạt 15,21% đều giảm 2,34% và 3,42% so với năm 2002.

1.2.2. Hạn chế trong quản lý của doanh nghiệp sau chuyển đổi

Điểm hạn chế nổi bật trong quản lý ở nhiều doanh nghiệp sau chuyển đổi là chưa có sự đổi mới, chuyển biến thực sự. Phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn được tiếp tục duy trì như còn ở DNNN dẫn đến tình trạng “bình mới rượu cũ”. Bởi những người quản lý của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn là những người cũ từ DNNN chuyển sang mà không có sự đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu để thích nghi với điều kiện sản xuất kinh doanh mới.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 (Trang 51 - 57)