Thực trạng chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 (Trang 38 - 42)

II. Đánh giá thực trạng chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –

1. Thực trạng chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –

được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Kế hoạch thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001 – 2005

Đơn vị: doanh nghiệp

Năm Hình thức 2001 2002 2003 2004 2005 Cổ phần hóa 240 191 907 765 724 Giao 50 57 78 35 25 Bán 52 38 41 27 30 Tổng 342 286 1026 827 780

Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương

II. Đánh giá thực trạng chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005

1. Thực trạng chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005 đoạn 2001 – 2005

Giai đoạn 2001 – 2005, giai đoạn cụ thể hoá các nội dung trong Nghị quyết Trung ương 3 và Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX bằng những hành động thiết thực, quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, tăng vượt bậc so với 5 năm trước 1996 – 2000.

Sơ đồ 1: 10 năm thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam thời kỳ 1995 – 2004

Số lượng DNNN thực hiện chuyển đổi sở hữu bắt đầu tăng mạnh từ năm 2001, nguyên nhân là do: Có căn cứ pháp lý (Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn) và sức ép chủ quan (dưới hình thức chủ trương của Đảng và Nhà nước); Nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp; Có sự chuẩn bị thích hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến chuyển đổi sở hữu; Các doanh nghiệp sau chuyển đổi tiếp tục được hưởng ưu đãi từ phía Nhà nước; Các doanh nghiệp này có lợi thế nhất định đối với các nhà đầu tư (lợi thế về vị trí địa lý và mặt bằng sản xuất, về khả năng khai thác tài nguyên và các nguồn lợi trên địa bàn)

Gần 5 năm triển khai thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN , Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành hai đợt xem xét và phê duyệt phương án sẵp xếp DNNN. Đợt 1 từ năm 2002 đến cuối năm 2003, toàn bộ 104 phương án tổng thể sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN và đợt 2 bắt đầu từ năm 2004 đến hết năm 2005. Theo đó, đến hết năm 2005, trong số 4722 DNNN hiện có sẽ còn lại hơn 2000 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chiếm gần 50%.

Trong quá trình triển khai thực hiện, các Bộ, ngành, địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc, kết quả là hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch chuyển đổi sở hữu đều không hoàn thành. Số lượng DNNN không thực hiện chuyển đổi sở hữu trong năm nay thì dồn sang cho cho năm sau, làm cho nhiệm vụ chuyển đổi sở hữu năm sau nặng nề hơn năm trước.

Bảng 3: Kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2005

Đơn vị: doanh nghiệp

2001 2002 2003 2004 2005Kết Kết quả % hoàn thành kế hoạch Kết quả % hoàn thành kế hoạch Kết quả % hoàn thành kế hoạch Kết quả % hoàn thành kế hoạch Kết quả % hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa 205 85 164 86 532 59 753 98 693 64 Giao 18 56 34 60 51 65 24 69 20 77 Bán 16 73 17 45 24 59 19 71 24 80 Tổng 274 81 215 75 607 59 796 96 737 95

Nguồn: Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương

Sơ đồ 2: Kết quả thực hiện chuyển đổi sở hữu DNNN giai đoạn 2001-2005

Nguồn: Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương

Từ kết quả thực hiện cho thấy không năm nào kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN hoàn thành mục tiêu đề ra. Riêng hai năm 2004 và 2005 do có nhiều đổi mới về chính sách nên % hoàn thành kế hoạch cao hơn so với các năm cùng kỳ, đạt trên 90%.

Đánh giá chung cho giai đoạn này là kế hoạch chuyển đổi sở hữu không hoàn thành mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là do sự hạn chế về cơ chế chính sách, nhận thức của người lao động và cán bộ lãnh đạo chưa thông suốt chưa quyết tâm thực hiện chuyển đổi. Đối với từng loại hình chuyển đổi sở hữu, chỉ có CPH là hoàn thành kế hoạch với tỷ lệ % cao so với hai hình thức còn lại. Bởi CPH được xem là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình chuyển đổi. Chỉ những DNNN nào không thể tiến hành CPH thì mới chuyển đổi sở hữu bằng hình thức giao, bán. Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyển đổi bằng hình thức CPH đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp thực hiện giao, bán.

Bảng 4: So sánh tốc độ tăng một số chỉ tiêu quan trọng của DNNN sau chuyển đổi

Đơn vị: %

TT Tốc độ tăng trưởng so với cuối năm

trước khi chuyển đổi DNNN CPH

DNNN thực hiện giao, bán 1 Vốn kinh doanh 200 67.3 2 Doanh thu 150 42.5 3 Lợi nhuận 200 - 4 Thu nhập bình quân tháng 140-200 38.7 5 Số lượng lao động 110-120 12.8

Từ bảng trên ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, vốn kinh doanh… của doanh nghiệp thực hiện CPH cao hơn hẳn so với doanh nghiệp được bán hoặc giao. Cụ thể: chỉ tiêu vốn kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần gấp 2,97 lần và doanh thu gấp 3,53 lần so với doanh nghiệp được giao, bán.

Nếu xét riêng từng ngành, từng địa phương thì kết quả thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu không giống nhau. Cùng một cơ chế chính sách, cùng một điều kiện khuyến khích nhưng có nơi lại hoàn thành mục tiêu đề ra như Bộ Công nghiệp hoàn thành 157%, tỉnh Bắc Ninh hoàn thành 100%... Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những ngành, địa phương lại không hoàn thành kế hoạch, tỷ lệ hoàn thành chỉ đạt ở mức thấp.

Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch chuyển đổi sở hữu ở một số ngành, địa phương năm 2005

Đơn vị: doanh nghiệp

STT Kế hoạch Thực hiện % hoàn thành kế hoạch

1 Các Bộ 213 61 29

Bộ Công nghiệp 7 11 157 Bộ Thương mại 59 0 0 Bộ Giao thông vận tải 45 13 29 Bộ Thuỷ sản 18 4 22 2 Các địa phương 460 207 45 An Giang 7 1 14 Cần Thơ 9 2 22 Ninh Thuận 2 5 250 Bắc Ninh 4 4 100

Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương

Kế hoạch chuyển đổi sở hữu DNNN bằng hình thức giao, bán trong giai đoạn 2001 – 2005 đều không hoàn thành mục tiêu, nguyên nhân là do: đối tượng thực hiện giao, bán chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên không hấp dẫn các nhà đầu tư; đối tượng tham gia chuyển đổi sở hữu chủ yếu người lao động, chưa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, sử dụng kinh nghiệm của họ vào việc khôi phục và phát triển doanh nghiệp; cán bộ quản lý

cũ thiếu kinh nghiệm, chưa có kỹ năng và quan hệ cần thiết, thích hợp với cơ chế thị trường; bất cập trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với quá trình CPH vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế dẫn đến không hoàn thành chỉ tiêu. Đó là, đại bộ phận cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp chưa nhận thức rõ về bản chất, vai trò và ưu thế của CPH DNNN đối với sự phát triển của nền kinh tế, đối với việc cải thiện mức sống của người lao động. Tiếp đến là những hạn chế trong sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước: cơ sở pháp lý chưa vững chắc, chưa tạo lập được môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế…

Bức tranh toàn cảnh cả nước về chuyển đổi sở hữu đặt ra cho giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010 nhiệm vụ vô cùng nặng nề. DNNN đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc dân nhưng với những bất cập và yếu điểm vốn có của nó làm cho hoạt động không có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là phải chuyển đổi sở hữu. Chuyển đổi sở hữu đã được triển khai hơn 10 năm qua nhưng những gì đạt được lại không như chúng ta mong đợi.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w