IV. Kinh nghiệm chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
ĐỔI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
ĐỔI SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 2001-2005
1. Chủ trương và chính sách thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước nhà nước
Trong giai đoạn đổi mới, các chủ trương, chính sách thực hiện chuyển đổi sở hữu lần lượt được ban hành, thay thế và bổ sung cho nhau nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan. Cụ thể là:
Quyết định số 202/QĐ-HĐBT của Chính phủ ngày 8 tháng 6 năm 1992 về thí điểm CPH một số DNNN. Sau một thời gian thực hiện thí điểm CPH, Nghị định số 28/NĐ-CP tháng 5 năm 1996 được ban hành về việc chuyển một số công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Năm 1998, với Nghị quyết số 08/NQ-CP, Chính phủ chính thức quyết định thực hiện thí điểm ở phạm vi rộng hơn các hình thức giao, bán DNNN có quy mô nhỏ, không có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội, không thuộc diện Nhà nước phải quản lý. Sang năm tiếp theo, Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về giao, bán DNNN cũng được ban hành. Mục tiêu của nghị định là quy định trình tự thủ tục bán, giao doanh nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, tận dụng nguồn tài sản đã có sẵn ở các doanh nghiệp để tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất. Nghị định này cũng xác định đối tượng thực hiện giao, bán là những DNNN có quy mô nhỏ (vốn dưới 5 tỷ đồng), không có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế của đất nước và Nhà nước không nhất thiết phải quản lý chúng. Với Nghị định này, Chính phủ chủ trương ưu tiên giao, bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
Một thời gian sau khi thực hiện Nghị định số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ thì Nghị định số 49/2002/NĐ-CP ngày