II. Đánh giá thực trạng chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2001 –
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan tâm của doanh nghiệp nhà nước sau khi thực hiện chuyển đổi sở hữu
nghiệp nhà nước sau khi thực hiện chuyển đổi sở hữu
3.1. Kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sau chuyển đổi
Đa số doanh nghiệp sau chuyển đổi đều cho rằng tình hình tài chính tốt hơn so với trước khi chuyển đổi. Mặc dù doanh thu chỉ tăng bình quân khoảng 13% nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng lên 48,8%. Điều đó cho thấy trong những năm đầu của quá trình chuyển đổi, việc chuyển sang mô hình mới chưa có tác động tức thời đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh thu như tăng sức sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nhưng đã có tác động mạnh mẽ đến các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Tương tự, ngay trong năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi, năng suất lao động của doanh nghiệp cũng đã tăng lên 26%, tiền lương bình quân trên 20% và đầu tư tài sản cố định tăng 23,1% so với trước khi chuyển đổi sở hữu. Trong các chỉ tiêu kể trên, tốc độ tăng năng suất lao động là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau chuyển đổi. Việc tăng năng suất lao động chủ yếu là do động lực và sự gắn bó về lợi ích của toàn thể cán bộ quản lý và tập thể người lao động đối với doanh nghiệp. Đối với đầu tư tài sản cố định, việc tăng trưởng có hai nguyên nhân: một là do doanh nghiệp nỗ lực đầu tư thêm ngay sau khi thực hiện chuyển đổi và hai là do việc đánh giá lại tài sản.
3.2. Mối quan tâm của doanh nghiệp sau chuyển đổi
Các doanh nghiệp sau chuyển đổi quan tâm nhiều đến các yếu tố đất đai, tài sản, tín dụng và thủ tục hành chính.
3.2.1. Đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh
Diện tích đất đai và nhà xưởng của phần lớn doanh nghiệp không bị giảm so với trước khi chuyển đổi. Nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục được thuê đất và giao đất với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường nhưng vẫn gặp khó khăn trong các quan hệ với ngân hàng hoặc khi muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do sự thiếu rõ ràng về quyền sử dụng cũng
như chưa giải quyết dứt điểm các quyền và nghĩa vụ có liên quan khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong bố trí kế hoạch kinh doanh ổn định, lâu dài.
3.2.2. Quyền sở hữu tài sản
Quyền sở hữu tài sản không rõ ràng đang gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp sau chuyển đổi. Khi tiến hành khảo sát trực tiếp tại các doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc sau khi tiến hành chuyển đổi cho thấy hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc tài sản có giá trị đều thuộc quyền sở hữu của tổng công ty. Doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi rồi nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Doanh nghiệp sau chuyển đổi không biết những tài sản nào thuộc quyền sở hữu của mình, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến những loại tài sản này.
3.2.3. Vốn tín dụng và quan hệ với ngân hàng
Một số vấn đề phát sinh gây khó khăn, trở ngại đối với các doanh nghiệp chuyển đổi. Đặc biệt là khoảng cách khá xa giữa quy định và thực tế thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng và chưa tạo được môi trường bình đẳng cho doanh nghiệp sau chuyển đổi.
Trước khi chuyển đổi, các doanh nghiệp được các đơn vị chủ quản hoặc tổng công ty phê duyệt phương án đầu tư hoặc các khoản vay lớn của doanh nghiệp - một hình thức gián tiếp bảo lãnh, gây sức ép với ngân hàng thương mại quốc doanh cho doanh nghiệp vay vốn. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, chuyển vốn vay thành vốn của Nhà nước đầu tư… Nhưng sau khi chuyển đổi, các nguồn hỗ trợ này hầu như không còn trong khi đó nguồn vốn huy động từ bên trong của doanh nghiệp bị hạn chế và việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này gây cản trở rất nhiều cho doanh nghiệp sau chuyển đổi tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất.
3.2.4. Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội của người lao động
lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật như doanh nghiệp trước khi chuyển đổi. Do đó cũng kế thừa luôn những nhược điểm cố hữu của chế độ tiền lương cũ, đó là: tiền lương, thu nhập của người lao động chưa thực sự gắn với năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chưa tạo động lực cho người lao động và cán bộ quản lý. Điều này cũng gây vướng mắc cho doanh nghiệp khi đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Các doanh nghiệp sau chuyển đổi vẫn chưa tự xây dựng cho mình một thang lương, cấp bậc kỹ thuật phù hợp với điều kiện mới. Bởi Bảo hiểm Xã hội ở địa phương chưa linh hoạt, họ chỉ tiếp nhận bảo hiểm sau khi doanh nghiệp đăng ký thang lương, bảng lương làm căn cứ trả lương và đóng bảo hiểm.