Về phía hộ nông dân:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp VÀ Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây (Trang 56)

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân:

2. Về phía hộ nông dân:

Hộ nông dân cần thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Tránh tình trạng nợ quá hạn với ngân hàng đảm bảo uy tín của mình với ngân hàng cho nhứng lần vay sau.

Trong điều kiện khi mà sản xuất chăn nuôi trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh, thiên tai và sự hỗ trợ của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp giảm đi khi chúng ta gia nhập WTO. Do vậy cách thức sử dụng vốn một cách có hiệu quả là yếu tố hết sức cần thiết phát triển kinh tế hộ nông dân, Hộ nông dân cần dựa trên lĩnh lợi thế riêng của mình,địa phương mình và những thay đổi của thị trường để kinh doanh sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay kinh tế hộ nông dân đang đi vào sản xuất hàng hoá, chịu sự chi phối của thị trường, song chưa nắm bắt được thị trường, chưa biết và chưa đủ điều kiện để tổ chức sản xuất phù hợp với thị trường. Vì vây, trước mắt với tư cách đơn vị kinh tế cơ sở tự chủ, cần chủ động lựa chọn lấy ngành sản xuất hàng hoá thiết thực có thị trường tiêu thụ trong tầm tay và đưa lại đồng lợi nhuận cao hơn, trên cơ sở đó mạnh dạn tổ chức lại đồng ruộng của mình, thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật thông qua việc chủ động thực hiện các hợp đồng về đầu vào với các doanh nghiệp dịch vụ vât tư kỹ thuật và công nghệ tiêu thụ sản phẩm, với các doanh nghiệp kinh doanh chế biến hay kinh doanh thương nghiệp loại sản phẩm của mình. Để làm được điều này một trong những yếu tố quan trọng là vốn và tổ chức quản lý sản xuất của hộ nông dân:

Khi mà quy mô sản xuât của hộ dần mở rộng đi dần vào kinh doanh sản xuất hàng hoá và trở thành hộ sản xuất giỏi rồi chuyển lên kinh tế trang trại gia đình, thì nhu cầu về vốn để phát triển sản xuât hộ là rất lớn, một số người trong bộ phận dân cư có khả năng vay vốn thuê đất hoặc mua đất lập trang trại, hay hợp tác kinh doanh thương nghiệp như tổ hợp tác mua bán, cung ứng tiêu thu trong nông nghiệp. Trong khi mà khả năng đáp về vốn vay của các tổ chức tín dụng không ngừng được mở rông, đáp ứng tới tân người nông dân. Do vây để có hiệu quả hộ nông dân cần phải chuyển sang các hình thức hợp tác cao hơn, khi hô nông dân đi vào sản xuất hàng hoá và nhu cầu thực tế đòi hỏi, hình thành các hình thức hợp tác dưới dạng hôi, hiệp hội ngành nghề để giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiêm trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

3. Về phía nhà nước :

Nhà nước phải có các chính sách ưu tiên đối với các hoạt động Ngân hàng vì hoạt động Ngân hàng thực sự là đòn bẩy của nền kinh tế, khi hoạt động không tốt, không phát huy hiệu quả dẫn đến nền kinh tế kém phát triển.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Nhà nước từ trung ương đến địa phương, kết hợp lợi ích của Nhà nước, của Ngân hàng và người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao phúc lợi cho người lao động gắn chặt trách nhiệm của địa phương với hoạt động của Ngân hàng.

Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, cán bộ ngành có liên quan khi tham gia thẩm định, phê duyệt dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh và trách nhiệm của Ngân hàng khi đầu tư vốn, tránh tình trạng quy mọi trách nhiệm thuộc về ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, Nhà nước cần tăng giám sát việc thực thi pháp luật, đặc bộ tài chính cần tăng cường hướng dẫn giám sát các doanh nghiệp thực thi chế độ kế toán, tránh tính trạng các doanh nghiệp đưa ra các thông tin tài chính sai lệch

gây khó khăn trong hoạt động cho Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Chính sách ruộng đất: Triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các văn bản thể chế hoá 5 quyền của người sử dụng đất theo luật định, làm cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất yên tâm sản xuất, tránh các tranh chấp đất có thể nảy ra. Coi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho nhân dân có đủ căn cứ pháp lý để có thể thế chấp vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế. Ruộng đất phải được coi là hàng hoá một thứ hàng hoá đặc biệt. Nó tạo tiền đề cho việc trao đổi, sử dụng, chuyển nhượng nhanh chóng thuận tiện.

Chính sách đầu tư: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng và đang chiếm tỉ trọng trong cơ cấu GDP. Vì vậy vấn đề đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn phải được quan tâm đúng mức, Nhà nước giành phần đầu tư ngân sách thoả đáng cho nông nghiệp, nông thôn đồng thời có chính sách huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, của các ngành kinh tế khách cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

Chính sách đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp nông thôn cần ưu tiên đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn như thuỷ lợi, giao thông, điện nước…. chính sách đầu tư đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, phát triển kinh tế ở một số vùng trọng điểm, đồng thời phải có giải pháp thiết thực giúp các vùng khó khăn vươn lên, những ngành có nhiều tiềm năng.

Chính sách về thị trường nông nghiệp nông thôn: Thị trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển nền nông nghiệp tự túc hoặc sản xuất hàng hoá nhỏ theo kiểu tiểu nông sang nền kinh tế hàng hoá lớn. Thị trường phát triển sẽ làm cho lưu thông hàng hoá lưu thông tốt hơn, hoạt động sản xuất của nền kinh tế năng động hơn. Thị trường nông thôn phát triển không những tạo

điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp mà còn phân công lao động xã hội, cải biến cơ cấu nông thôn.

Hoàn thiện chính sách này đó là Nhà nước phải có chính sách tương ứng các yếu tố đầu vào cho nông dân một cách hợp lý về giá cả, vật tư nông nghiệp … Mặt khác Nhà nước cần có chính sách bao tiêu sản phẩm cho hộ sản xuất nhất là trong điều kiện ở nước ta hiện nay, công nghiệp chế biến nông lâm chưa phát triển . Sự cạnh tranh của các sản phẩm nông lâm nghiệp nước ngoài rất gay gắt.

Có chính sách đối với NHNo và PTNT trong thời gian qua hoạt động của NHNo và PTNT ít nhiều mang tính xã hội và gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên về vốn, về thuế, nhất là về sử lý nợ do nguyên nhân bất khả kháng cho NHNo và PTNT.

Vấn đề thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi vay vốn ngân hàng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình cá thể thì tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được cấp đầy đủ.

Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ gia đình và cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Vì vậy rất khó cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay gặp khó khăn cho khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh cần vốn nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất họp pháp để thế chấp.

Nhà nước cần tăng cường chính sách khuyến khích hệ thống ngân hàng trong nước về vốn điều lệ, công nghệ Ngân hàng tiên tiến để về lâu dài có đủ sức mạnh cạnh tranh với hệ thống ngân hàng ngoài quốc doanh, tăng cường vai trò chủ đạo của hệ thống NHTM trong nước đối với nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Trong quá trình CNH-HĐH hiện nay, phát triển kinh tế hộ có vai trò hết sức quan trọng phù hợp với quy luật vận động và phát triên kinh tế của đất nước là quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Nó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo điều hành của chính phủ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành ngân hàng nói chung va ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng vơi các ngành các cấp trong quá trình thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Có như vậy hoạt động kinh doanh của hộ, ngân hàng mới có hiệu quả.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đựơc thì vẫn bộc lỗ những thiếu sót cần phải khắc phục nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. Ngân hàn cần có biện pháp huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng với hộ nông dân.

Nhận thức được điều này cộng với sự quan tâm, lòng mong muốn được góp phần vào sự phát triển chung. Sau quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại học KTQD và thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thường tín tỉnh Hà tây, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như đã trình bay ở trên. Những giải pháp và kiến nghị này chỉ mang tính chất xây dựng, bổ xung và định hướng khoa học. Do thời gian nghiên cứu và trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý bổ xung từ phía thấy cô giáo và cán bộ ngân hàng NN&PTNT Thường tín để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Tín dụng ngân hàng- TS Hồ Diệu

2. Báo cáo kết quả kinh doanh- Phòng kinh doanh Ngân hàng NNo& PTNT Huyện Thường tín- Tỉnh Hà tây.

3. Các loại tạp chí sách báo: Lao động và xã hội, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trang thông tin điện tử tỉnh Hà tây (huyện Thường tín) 4. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp. NXB Lao Đông- Xã Hội.

Chủ biên: PGS-TS Trần Quốc Khánh.

5. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. NXB Thống Kê. Chủ biên: Cố GS.TS. Nguyễn Thế Nhã- PGS.TS. Vũ Đình Thắng.

6. Giáo trình phân tích chín sách nông nghiệp, nông thôn. NXB Thống kê. Chủ biên: PGS.TS. Ngô Đức Cát – TS. Vũ Đình Thắng.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

Chương I: Những vấn đề lý luận về hộ nông dân và tín dụng ...3

đối với hộ nông dân ...3

I. Lý luận cơ bản về hộ và vai trò của hộ nông dân trong nền kinh tế Việt Nam...3

1. Khái niệm và đặc điểm về hộ nông dân:...3

1.1. Khái niệm về hộ nông dân :...3

1.3. Các điều kiện phát triển hộ nông dân:...5

2. Vai trò của hộ nông trong sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam: ...6

II. Hoạt đông tín dụng của NHTM đối với phát triển kinh tế hộ nông dân: ...8

1.Khái niệm tín dụng Ngân Hàng& phân loại tín dụng:...8

2. Vai trò của tín dụng Ngân Hàng đối với hộ nông dân:...10

3. Đặc điểm tín dụng hộ nông dân:...12

4. Một số quy định về chế độ cho vay đối với hộ nông dân hiên nay:....13

4.1. Mục đích cho vay:...13

4.2. Nguyên tắc cho vay:...13

4.3. Điều kiện vay vốn: ...13

4.4 Mức cho vay và đối tượng vay:...14

4.5. Thời hạn cho vay:...15

4.6. Kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay:...15

5. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:...16

5.1 Đối với nền kinh tế - xã hội: ...16

5.2 Đối với hộ nông dân vay vốn Ngân hàng:...16

5.3 Đối với Ngân hàng:...17

6. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tín dụng đối với kinh tế hộ nông dân:...18

6.1 Yếu tố môi trường tự nhiên:...18

6.2 Yếu tố vay vốn từ hộ kinh tế hộ: ...18

6.3 Yếu tố thực tế Ngân hàng:...19

Chương II: Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín trong...21

thời gian qua...21

I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội huyên thường tín:...21

II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín:...24

1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường tín:...25

1.1.Nguồn:...27

1.2. Công tác sử dụng vốn:...29

2. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân:...33

2.1 Thực tế tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng:...33

2.2 Kết quả cho vay thu nợ hộ nông dân:...36

3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân: ...48

Chương III: Phương hướng, giải pháp, mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Thường Tín...50

I.Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội huyện Thường tín:...50

1.Mục tiêu kinh tế...51

2.Các mục tiêu về xã hội...51

II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân:...52

1. Về phía Ngân hàng:...52

1.1. Mở rộng hình thức cho vay và tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn: 52 1.1.1 Hình thức cho vay ...52

1.1.2 Thủ tục cho vay...54

1.2. Tăng cường nguồn vốn để tạo lập quỹ cho vay:...55

2. Về phía hộ nông dân:...56

3. Về phía nhà nước :...57

KẾT LUẬN...60

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

Hà Nội, ngày tháng năm 2007

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp VÀ Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây (Trang 56)

w