II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng
2. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân:
2.1 Thực tế tình hình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng:
Chi nhánh đã xác định đúng đắn mục tiêu kinh doanh, đối tượng phục vụ trên địa bàn góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo an toàn vốn, chớp thời cơ kinh doanh có hiệu quả. Từ đó xác định đối tượng phục vụ trên địa bàn là kinh tế hộ, nông nghiệp và nông thôn chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của NHNo tỉnh, định hướng của NHNo TW để xác lập mục tiêu kinh doanh, hướng đi của mình cho từng năm, xây dựng chiến lược khách hàng rộng khắp trong hầu hết các xã và Thị trấn phối kết hợp với các đoàn thể: như hội kinh tế hộ, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh xây dựng các tổ chức tương trợ vay vốn.
Đối với công tác cho vay, thu nợ: Cán bộ tín dụng tiếp nhân hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của từng loại hồ sơ báo cáo trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng.
Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn, trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét tái thẩm định ( nếu cần thiết ) ghi chu ý vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định và trình giám đốc quyết định.
Trường hợp đảm bảo tiền vay:
Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, mức cho vay tối đa đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, nhưng mức cho vay cụ thể phải căn cứ vào nhu cầu vốn hợp lý của từng đối tượng vay và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất .
Giấy đề nghị vay vốn phải có uỷ ban nhân dân xã xác nhận đúng địa chỉ cư trú, mục đích sử dụng vay vốn của người vay vốn và đôn đốc người vay trả nợ khi đến hạn.
Nộp kèm theo giây đề nghị vay vốn là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có bản quyền cấp. Trường hợp hộ vay chưa được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất chính thức thì sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do UBND cấp huyện cấp và UBND xã xác nhận không có tranh chấp.
Khi đến hạn cam kết trả nợ Ngân hàng, nếu hộ vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan thỉ xử lý theo điều 29 quy định cho vay đối với khách hàng.
Đối với hộ vay trên 10 triệu đồng phải thực hiện đảm bảo tiền vay bằng tài sản, quyền sử dụng đất ( bao gồm cả công trình, giá trị cây lâu năm, thuỷ hải sản nuôi trồng đã đến kỳ thu hoạch găn liền với đất ).
Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hach toán kinh tế, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân cho khách hàng.
Tổ chức thu nợ, thu lãi:
Cán bộ tín dụng phải bám sát địa bàn xem xét từng hộ có nợ vay đôn đốc thu nợ và phải thu đủ, đúng thời hạn, kỳ hạn đã ghi trong sổ vay vốn hoặc khế ước vay. Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.
Thu lãi ngân hàng thu theo tháng, quý hoặc là theo sự thoả thuận của ngân hàng và khách hàng. Mỗi lần thu gốc trên khế ước thì đồng thời tiến hành thu lãi theo số nợ gốc thu được nghiêm cấm thu gốc mà không thu lãi và ngược lại.
Đến hạn trả nợ nêu người vay chưa trả được nợi, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiên hành ngay việc điều tra, xem xét cụ thể lập tờ trình báo cáo giám đốc để xử lý.
Sau khi thực hiện giải ngân cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vay vôn nội dung như sau:
Kiểm tra trước khi cho vay là việc thẩm định các điều kiên vay vốn Kiểm tra trong khi cho vay, sau khi cho vay là kiểm tra việc giải ngân theo tiên đô và đối tượng cho vay theo dự án. phương án.
Kiểm tra việc sử dụng vay vốn theo đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra kết quả thực hiện dự án, phương án, hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay.
Trong năm 2006 từ các cấp lãnh đạo đến cán bộ tác nghiệp đã chú ý và coi trọng công tác kiểm tra của ngành cũng như của Ban giám đốc ngân hàng huyện, kết quả trong năm thực hiện như sau:
Kiểm tra trực tiếp đên hộ: 1525 hộ
Kiểm tra các tố nhóm tín chấp: 228 tổ của 25563 hộ
Kiểm tra đối chiếu trực tiếp tổ nhóm người nghèo: 4524 hộ/4849 hộ = 95.23%
Kiểm tra hồ sơ tín dụng: 5423 hộ = 75.291 triêu đồng Kiểm tra chứng từ người nghèo: 31.903 chứng từ
Kiểm tra hồ sơ tín dụng người nghèo: 2046 hộ = 5.541 triệu đồng
Qua kiểm tra phát hiện 268 chứng từ và 15 bộ hồ sơ vay vốn có sai sót như thiếu yếu tố ghi trên hồ sơ, thiếu dấu, chữ ký của Ngân hàng, đã bổ xung chỉnh sửa kịp thời các sai sót qua kiểm tra phát hiện.