Kết quả cho vay thu nợ hộ nông dân:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp VÀ Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây (Trang 36 - 48)

II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng

2. Thực trạng hoạt động tín dụng hộ nông dân:

2.2 Kết quả cho vay thu nợ hộ nông dân:

Bảng2: Tình hình cho vay đối với hộ nông dân

Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Sô đối tượng Tỷ lê (%) Số đối tượng Tỷ lệ (%) Số đối tượng Tỷ lệ (%) Tổng số đối tượng vay 35720 100 36340 100 36663 100 Tổng sô hộ nông 17796 49.82 22585 62.15 26091 71.16

dân vay

Tổng số hộ nghèo 7211 20.19 7057 19.42 6825 18.62 Thành phân khác 10713 29.99 3398 18.43 3747 10.22

( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006 )

Qua bảng ta thấy số hộ nông dân vay vốn qua các năm liên tục tăng đây là một sự lỗ lực của cán bộ tín dụng, cũng như nhiều hộ nông dân đang có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất. Số hộ nghèo vay vốn là giảm qua các năm điều đó khẳng định việc sử dụng vốn tín của các hộ là có hiệu quả, dựa trên những lợi thế của huyện về địa lý, có một thị trường rộng lớn là thành phố Hà nội và nhiều yếu tố khác về cơ sở hạ tầng cơ sở đương sá giao thông.

Bảng3: Doanh số cho vay đối với hộ nông dân

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lê(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn bình quân 1 hộ 5.09 56.83 5.41 59.89 6.35 59.76 Trung hạn, dài hạn bình quân một hộ 3.42 40.17 3.62 40.11 4.28 40.24 Bình quân môt hộ 8.51 100 9.03 100 10.63 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Doanh số cho vay hộ ngắn hạn và trung, dài hạn trong 3 năm gia tăng liên tục.Cho vay ngắn hạn bình quân 1 hộ đến cuối năm 2005 đạt 5.41 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 0.32 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 6.28%. Năm 2006 đạt 6.35 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 0.94 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 17.37%. Đặc biệt cho vay trung, dài hạn bình quân một hộ năm 2005 đạt 3.62 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 0.2 triêu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 5.85%. Năm 2006 đạt

4.28 triệu đồng tăng so vơi năm 2005 số tuyệt đối là 0.66 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 18.23%.

Qua đây ta thấy NHNo Thường tín đã điều chỉnh loại vay theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tê.

Bảng 4: Doanh số thu nợ hộ nông dân

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ Tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Doanh số thu nợ 133950 192363 249864

Doanh số cho vay 151443 203945 277346

Doanh số thu nợ/doanh số cho vay 88.45% 94.32% 90.09%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và có lãi.

Các số liệu thu được cho thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng liên tiếp qua các năm. Đến cuối năm 2005 doanh số thu nợ đạt 19236 triệu đồng tăng so vơi năm 2004 số tuyệt đối 58413 triệu đồng, đến cuối năm 2006 đạt 24986 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 57501 triệu đồng. Tuy nhiên tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay trong 3 năm qua lại có sự biến động không mấy thuận lợi. Đến cuối năm 2005 đạt tỷ lệ 94.32% tăng 5.87% so với năm 2004 nhưng đến cuối năm 2006 chỉ đạt 90.09% giảm so với năm 2005 là 4.23%. Như vậy NHNo Thường tín cần phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ của ngân hàng.

Bảng 5: Dư nợ cho vay đối hộ nông dân

Đơn vị:Triệu đồng

31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Số Tiền Số Tiền Số Tiền

Tổng dư nợ 174073 221674 291932

Dư nợ hộ nông dân 100757 148687 204743

Số hộ còn dư nợ 10886/17796 hộ 11568/22585 hộ 10897/26091 hộ

Tỷ trọng dư nợ hộ nông dân/tổng dư nợ

57.88% 67.08% 70.13%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Ngân hàng nông nghiệp huyện Thường tín với mạng lưới rộng khắp đên các xã trên địa bàn hoạt động, đội ngũ cán bộ nhiệt tình công tác, có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm luôn đi sát đến từng cơ sở, từng hộ nắm bắt được nhu cầu của người dân về vốn sản xuất, để đáp ứng các hinh thức tín dụng một cách phù hợp.

Trong các năm qua chi nhánh đã có hàng vạn lượt hộ kinh doanh vay vốn để sản xuất kinh doanh và đã thu được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thực tế các hộ vay vốn của ngân hàng thườn sủ dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tình hình kinh tế của các hộ vay vốn được cải thiện và phát triển một cách đáng kể, tạo công ăn việc làm cho số lao động nhàn rỗi hơn thế nữa còn góp phần làm tăng thu nhập và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Các hộ vay vốn, trả một cách sòng phẳng, ngân hàng và hộ trở thành người ban đồng hành không thiếu được trong sản xuất kinh doanh.

Qua bảng trên ta thấy dư nợ cho vay kinh tế hộ không ngừng tăng lên qua các năm:

Năm 2004 dư nợ cho vay hộ nông dân đạt 100757 triệu đồng chiếm 57.88% tổng dư nợ.

Năm 2005 dư nợ cho vay hộ nông dân đạt 148687 triệu động chiếm 67.08% tổng dư nợ.

Năm 2006 dư nợ cho vay hộ nông dân đạt 204743 triệu đồng chiếm 70.13% tổng dư nợ .

Điều này khẳng định vai trò quan trọng của hộ đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong những năm qua NHNo Thường tín đã tăng cường đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với hộ có dư nợ không ngừng tăng lên qua các năm, đã đầu tư vào phát triển kinh tế, giúp nhiều hộ xoá đói giảm nghèo, đời sống ngày càng đi lên. Vốn tín dụng ngân hàng đã thực sự là đòn bảy kinh tế tạo sự phát triển kinh tế hàng hoá góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn.

Bảng 6: Dư nợ hộ nghèo

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ Tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số Tiền Số Tiền Số Tiền

Số tìên dư nợ hộ nghèo 12614 17515 20904

Số tổ dư nợ 287 291 395

Số hộ còn dư nợ 6128 5851 5692

Tổng dư nợ 100757 148687 204743

Tỷ lệ dư nợ hộ nghèo/tổng dư nợ 12.52 11.78 10.21

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Năm 2004 dư nợ hộ nghèo đạt 12614 triệu đồng, với số tổ còn dư nợ 287 tổ và số hộ dư nợ là 6128 hộ.

Năm 2005 ngân hàng làm tốt công tác cho vay hộ nghèo với dư nợ đạt 17515 triệu đồng tăng dư nợ hơn so với năm 2004 là 4901 triệu đồng, số tổ dư nợ là 291 tổ, số hộ còn dư nợ là 5851 hộ.

Năm 2006 ngân hàng tiếp tục làm tốt công tác cho vay hộ nghèo dư nợ đạt 20904 triệu đồng tăng dư nợ 3389 triệu đồng với số tổ dư nợ là 395 tổ và số hộ dư nợ là 5692 hộ.

Nợ quá hạn vẫn cao nguyên nhân là do gia súc bị dịch bệnh chết, trồng trọt bị hạn hán, sâu bệnh phá hoại làm mất mùa màng.

Việc đôn đốc thu nợ, thu lãi của ngân hàng chưa tích cực như khoán trắng cho tổ trưởng tổ tíêt kiệm và vay vốn.

Một số tổ trưởng thu nợ, thu lãi của tổ viên không nộp cho ngân hàng mà để lại cho vay hoặc sử dụng tiêu dùng cho các các nhân.

Bảng 7: Khối lượng tín dụng hộ nông dân

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ Tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Số Tiền Tỷ trọng(%) Số Tiền Tỷ trọng(%) Số Tiền Tỷ trọng(%)

Chăn nuôi 44620 29.46 62611 30.7 92212 33.25 Trồng trọt 23791 15.71 30573 14.99 38441 13.86 Ngành nghề khác 83032 54.83 110761 54.31 146693 52.89 Tổng doanh số cho vay hộ Nông dân 151443 100 203945 100 277346 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Qua bảng số liệu trên ta thấy thực tế khối lượng tín dụng hộ nông dân của chi nhánh tăng liên tiếp trong 3 năm. Điều này thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng với ngân hàng. Cụ thể là cho vay hộ chăn nuôi đến năm 2005 đạt 62611 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 17991 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 40.32%. Đến năm 2006 đạt 92212 triệu đông tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 29601 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 47.28%.

Cho vay hộ trồng trọt đên năm 2005 đạt 30573 triệu đồng tăng so với năm 2004 số tuyệt đối là 6782 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 28.49%. Năm 2006 đạt 38441 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 7868 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 25.74%.

Cho vay ngành nghề khác như sơn mài, sản xuất chăn, kinh doanh sừng trâu bò…luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay hộ. Đến năm 2005 đạt 110761 triệu đồng tăng so năm 2004 số tuyệt đối là 27729 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 33.39%. Năm 2006 đạt 146693 triệu đồng tăng so với năm 2005 số tuyệt đối là 35932 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 32.44%.

Bảng 8: Dư nợ hộ nông dân theo loại hình TD

Đơn vị:Triệu đồng Chỉ Tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số Tiền Tỷ trọng(%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ t r n g ( % ) Ngắn hạn -binh quân 1 hộ 3.22 57.09 3.93 59.73 4.54 57.83

Trung, dài -hạn binh quân 1 hộ 2.42 42.91 2.65 40.27 3.31 42.17 Tổng số -bình quân 1 hộ 5.64 100 6.58 100 7.85 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Qua bảng số liêu ta thấy các khoản cho vay dùng để tài trợ cho các chi phí theo thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm, giống vật nuôi ngắn ngày, kinh doanh nhỏ ở nông thôn..

Dư nợ ngắn hạn tăng liên tục trong nhiều năm, tiền trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng thường lấy từ tiền bán sản phẩm hàng hoá ( doanh thu bán hàng ) sau kỳ thu hoạch. Nhưng giá cả hàng hoá nông nghiệp vẫn ở mức thấp và luôn biến động, do đó làm tăng khả năng không trả đựơc vốn và lãi ngắn hạn của hộ.

Dư nợ ngắn hạn và trung hạn của NHNo Thường tín trong những năm qua khá đồng đều, mặc dù dư nợ hộ về tổng thể tăng liên tục nhưng vẫn chú trọng đầu tư trung, dài hạn để hộ có điều kiện mua các tài sản có tính lâu dài như gia súc, máy móc, đầu tư chiều sâu. Song một điều đáng lưu tâm là hầu hết số tiền vay bình quân thấp như vậy đảm bảo nguy cơ thất thoát vốn do không trả được nợ là nhỏ nhưng không kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân.

Bảng 9: Nợ quá hạn hộ nông dân theo TD

Đơn vị:Triệu đồng

Chỉ Tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Sổ tiền Tỷ trọng(%)

Ngắn hạn 623 56.8 892 52.57 1372 54.87

Trung, dài hạn 473 43.20 805 47.43 1128 45.13

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn hộ theo loại hinh tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nhưng trong 3 năm tỷ lệ nợ quá hạn, trung dài hạn cao ngần bằng ngắn hạn cũng phần do NHNo Thường tín đã mở rộng cho vay ồ ạt, cán bộ tín dụng đi vào cho vay hộ sản xuất kinh nghiệm còn bị hạn chế đã cho vay vốn với khối lượng lớn, chế độ tín dụng hộ còn chưa chặt chẽ nên chất lượng tín dụng rất thấp. Những món vay trung, dài hạn đã đến hạn, làm tăng nợ quá hạn của loại cho vay trung hạn, dài hạn. Nợ quá hạn còn nằm tâp trung ở lĩnh vực chăn nuôi trâu bò, lợn lái, cải tạo ao hồ, dịch bệnh gia súc gia cầm. Ngày nay vốn đầu tư mua giống cao phải phòng dịch bệnh cẩn thận nhất là những hộ nuôi tôm, cá.. phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên rất nhiều. Do vậy nên nếu có khó khăn trong kinh doanh hộ rất khó trả đủ vốn vay ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều rủi ro làm giảm sút lợi nhuận cũng như sự an toàn của ngân hàng. Cho nên ngân hàng luôn phải dự đoán được tình hình hoạt động của mình. Đối với nợ quá hạn ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kịp thời và ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn một các đây đủ và chính xác.

Bảng 10: Nợ quá hạn hộ nông dân theo thời gian quá hạn

Đơn vị:Triệu đồng 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số Tiền Tỷ trọn g(%) Số Tiền Tỷ trọng(%) số Tiền Tỷ trọn g(%)

Tổng dư nợ quá hạn hộ kinh tế hộ 1096 100 1697 100 2500 100

Nợ quá hạn trên 360 ngày 53 4.89 91 5.36 125 4.99

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006

Dư nợ quá hạn đối với hộ sản xuất phân theo thời gian cách phân loại này giúp ngân hàng tính toán được khả năng thoát vốn trên cơ sở đó lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành trong ngân hàng.

Trong tổng số nợ quá hạn, nợ quá hạn trên 360 ngày được coi là những khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi, do đó làm ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của ngân hàng. Trên thực tế này có thể còn cao hơn thì xác xuất không đòi được nợ từ những khoản nợ dưới một năm hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù nợ quá hạn trên 360 ngày năm 2006 là 125 triệu đồng chiếm 4.99% tổng dư nợ quá hạn hộ nông dân. Nhưng đây là một con số mà không một ngân hàng nào mong muốn và cần tiếp tục giảm xuống.

Năm 2005 nợ khó đòi chỉ tăng hơn 2004 là 38 triệu đồng còn chủ yếu tập trung vào nợ quá hạn dưới 1 năm, đó là dấu hiệu đáng mừng cho ngân hàng, nhưng ngân hàng vân phải củng cố, tập trung giảm đến mức tối thiếu khả năng thất thoát vốn và những khoản nợ quá hạn dưới 1 năm vì khả năng không đòi được vẫn có thể xảy ra. Với tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp so với quy đinh NHNo ta có thế nói rằng chất lượng kinh doanh tín dụng của ngân hàng là khả quan. Việc đầu tư cho vay cơ bản là đúng chính sách, chế độ, thể lệ. Tuy để giải quyết giảm thiểu nợ quá hạn nhất là khoản nợ khó đòi trong tổng dư nợ quá hạn. Đặc biệt trong kinh doanh tín dụng nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, song khi nợ quá hạn xảy ra thì dù lớn hay nhỏ nhưng tính chất phức tạp của nó đều ảnh hưởng, tác động đến hoạt động kinh doanh, đến thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy ta phải tìm nguyên nhân để có biện pháp thu hồi nợ quá hạn, có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu nhất.

Bảng 11: Nợ quá hạn hộ nông dân theo nguyên nhân Đơn vị:Triệu đồng Chỉ Tiêu 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số Tiền Tỷ trọng(%) Số Tiền Tỷ trọng(%) Số Tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ quá hạn hộ nông dân 1096 100 1697 100 2500 100 Do thiên tai, dịch bệnh 644 58.76 842 49.63 1291 51.63

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp VÀ Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w