II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng
1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT
1.2. Công tác sử dụng vốn:
Đi đôi với việc huy động thì vấn đề sử dụng vốn của Ngân hàng nông nghiệp Thường Tín luôn được quan tâm đặc biệt để nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Trong những năm qua, công tác tín dụng đã xác định rõ phương hướng đầu tư có trọng điểm, chú trọng đúng mức tới việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh, tích cực mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế, nhất là đầu tư cho công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung và dài hạn. Với phương châm đi vay để cho vay mở rộng huy động vốn có thời hạn trên 1 năm và mở rộng dư nợ có hiệu quả.
Tín dụng Ngân hàng đã thực sự gắn chặt với hiệu quả kinh tế của nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề khác. Vì vậy, đòi hỏi quá trình huy động vốn, sử dụng vốn phải đảm bảo đúng quy định của ngành và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng với mục đích vốn vay phải an toàn và hiệu quả, góp phần làm cho các hộ thiếu vốn có đủ cơ sở, điều kiện phát triển mở rộng phát triển kinh doanh hàng hoá, nâng cao cải thiện đời sống.
Chi nhánh còn chú trọng đầu tư đến các xã, ngành nghề truyền thống nhằm khôi phục và phát triển làng nghề, tạp công ăn việc làm và phát triển kinh tế hộ sản xuất, ngoài ra ngân hàng còn đầu tư cho 5 xã ven sông hồng với số tiền 15 tỷ để giúp cho các hộ phát triển ngành vận tải đường sông, cải tạo ao hồ, đầm thả cá, phát triển trồng cây hoa mầu.
Các bộ Ngân hàng đã đi sâu, điều tra thẩm định đến từng hộ, đôn đốc thu nợ, sát sao từng gia đình, phần nào đáp ứng đước nhu cầu vốn của hộ, tránh được rủi ro cho Ngân hàng. Đây cũng là bước đi, là chỗ đứng của Ngân hàng trong quá trình đổi mới.
Bảng1: Dư nợ cho vay: Đơn vị:Triệu đồng 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Số Tiền Tỷ lệ (%) Số tìên Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ ( % ) Tổng dư nợ 174073 100 221674 100 291932 100
I- Dư nợ cho vay
Dư nợ ngắn han 113086 64.96 154184 69.55 213790 73.23
Dư nợ trung dài hạn 60987 35.04 67490 30.45 78142 26.77
II- Dư nợ thành phần kinh tế
Dư nợ DNNN 65796 37.89 71459 25.88 31528 21.08
Dư nợ ngoài QD 7520 4.23 15628 7.05 25661 8.79
( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo Thường Tín năm 2004-2005-2006 )
Trong quá trình đầu tư NHNo và PTNT huyện Thường Tín đã và đang tăng dần nguồn vốn đầu tư ngắn hạn qua các năm, mức độ tăng trưởng tương đối cao. Đáp ứng được nhu cầu vốn ngắn hạn để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đối với các dự án sản xuất kinh doanh cần vốn đầu tư cụ thể dư nợ ngăn hạn như sau:
Năm 2004 đạt 113086 triệu đồng chiếm 64.96% tổng dư nợ Năm 2005 đạt 154184 triệu đồng chiếm 65.55% tổng dư nợ Năm 2006 đạt 213790 triệu đồng chiếm 73.23% tổng dư nơ
Về cơ bản vốn tín dụng đã khuyến khích các hộ tự chủ trong sản xuất và trang bị các loại máy móc công cụ nhỏ trong các khâu của quá trình sản xuất tạo các con giống cơ bản phù hợp với trình độ sản xuất và quản lý hạch toán của mỗi gia đình. Nhằm đạt các mục tiêu nâng cao năng suất lao động ở vùng nông thôn, một cách hợp lý và có hiệu quả, giải quyết công ăn việc làm, khuyến khích quá trình sản xuất tổng hợp của cán bộ sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ để nâng cao thu nhập và đời sống người lao động. Bên cạnh đó cơ cấu dư nợ cho vay cũng đang có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
Dư nợ cho vay DNNN có xu hướng tăng toàn huyện có 25 DN có quan hệ tín dụng với chi nhánh, cho vay kinh tế quốc doanh thường xuyên cho 10 đơn vị vay vốn với dư nợ năm 2006 đạt 291932 triệu đồng. Các đơn vị như công ty công trình giao thông 124, trung tâm thuỷ nông Bắc bộ, công ty bách hoá ... là những đơn vị thường xuyên quan hệ vay vốn ngân hàng được áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng. Các đơn vị khách quan hệ vay vốn từng lần. Chi nhánh thực hiện tốt xây dựng hồ sơ kinh tế, địa bàn, tố chức phân loại khách hàng từ đó lựa chọn đầu tư cho vay khách hàng làm ăn có hiêu quả. Mạnh dạn đầu tư cho vay không có đảm bảo đối với DN được xếp loại A thông qua hợp đồng tín dụng. Kết quả đầu tủ năm 2006 thực hiện đạt kế hoạch tăng trưởng vè số dư nợ cũng như chất lượng tín dụng.
Bên cạnh việc đầu tư cho vay các DNNN thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện cũng được chi nhánh quan tâm đầu tư phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Tổng dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế này đều tăng trưởng qua các năm trong đó chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất mà chú trọng là hộ kinh tế hộ trong xu thê phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đến 31/12/2006 dư nợ cho vay hộ nông dân là 204743 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 56056 chiến tỷ trọng 70.13% tổng dư nợ.
Đối với DNNN: Trong thời gian qua, Ngân hàng Thương Tín đã tích cực quan hệ tín dụng với các DNNN tuy nhiên do thực hiện chuyên đối cơ chế quản lý, sắp xếp DN thep chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các DN trên điạ bàn huyện là những DN vừa và nhỏ, trang thiết bị máy móc cũ, lạc hậu đối với các DN có sự hỗ trợ khi cho vay vốn phải có dự án khả thi được cấp có thẩm quyền xác nhận. Nhưng trong thực tế, các DN này có phương án sản xuất kinh doanh không có lãi thì cũng khó cho cán bộ tín dụng khị giải quyết khoản vay đó. Trước tình hình trên đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của chi nhánh trong quan hệ tín dụng với các DN. Bên cạnh đó một số DN hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường đã có sự chủ động vươn lên để tồn tại và phát triển, quan hệ vay vốn, trả nợ Ngân hàng sòng phẳng và mỗi khi có nhu cầu vay vốn Ngân hàng cân nhắc, thận trọng sử dụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm nhưng một số DN có hướng kinh doanh không rõ còn bị động chạy theo thị trường, năng lực sản xuất kém, vốn tự có thấp nên khó khăn trong việc bố trí vốn cho sản xuất, thị trường bấp bênh trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất, thị trường bấp bênh trong khi sức cạnh tranh của sản phẩm sản xuất chưa cao dẫn đến một số DN phải thu hẹp sản xuất.