Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân:

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp VÀ Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây (Trang 48 - 52)

II. Thực trạng sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng

3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn tín dụng của hộ nông dân:

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá vai trò của tín dụng ngân hàng càng phát triển và hoàn thiện.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh thỉ các hộ cần có đủ vốn cần thiết. Từ nền kinh tế nông nghiệp tự túc đi lên phần đông các hộ đều thiếu vốn để phát triển sản xuất hàng hoá. Vì vậy, nếu nhà nước không có sự giúp đỡ về vốn đến từng hộ thị hộ không đủ điều kiện để phát triển sản xuất và tình trạng phân hoá giàu nghèo và tình trạng cho vay nặng lãi sẽ tăng lên ở nông thôn.

Để tạo vốn cho hộ có thể kết hợp nhiều biên pháp khác nhau, trong đó biên pháp cơ bản là Ngân hàng phải cho vay trực tiếp đến từng hộ gia đình. Đó chính là chính sách lãi xuất của Nhà nước hiện nay. Qua quá trình hoạt động thực tế của mình hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã thể hiện vai trò to lớn của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ cụ thể là: Tín dụng Ngân hàng cung cấp vôn cho hộ trên cơ sở nhu cầu vay vốn, từ đó Ngân hàng cung cấp vốn cho từng hộ giúp họ tân dụng khai thác moi tiền năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên từ đó đóng góp ngày càng nhiều hơn, phong phú hơn hàng hoá để cung cấp cho sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm toàn xã hội.

Trên thực tế trong những năm vừa qua cùng với lỗ lực trong hoạt động tín dụng cho vay hộ nông dân của Ngân hàng NNo&PTNT huyện Thường tín đã giúp nhiều hộ nông dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất. Số hộ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương ngày càng nhiều, những trang trại gia đình trồng cây ăn quả, cây nâu năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm được mở rộng và phát triển. Như là gia đình anh Lê Văn Công ở Hồng vân vơí việc phát

triển trang trại lợn, gia đình bà Nguyễn thị Nga ở Vân tảo phát triển mô hình VAC… hàng năm thu nhập bình quân 25-30 triệu đồng.

Gia đình anh Nguyễn Văn Mạnh ơ Tự Nhiên là một trong hộ điểm hình trong việc phát triển kinh tế trang trại hộ gia đình, Năm 2004, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng 30 triệu đồng để chuyển đổi toàn bộ diện tích 15.2 sào và thuê thêm 5 sào bên cạnh để lập thành một trang trại nhỏ, với 6 nhân khẩu trong đó có 4 lao động chính, nên đủ sức tập trung cho việc sản xuất vườn trại. Anh quy hoach dành 6.5 sào xây dựng một dãy chuồng trại chăn nuôi gà, và một ao thả cá, còn toàn bộ đất anh dưa vào trồng cây cảnh như: cây xanh, đào quất cảnh. Anh cùng một số người trong xã lên Nhật Tân học hỏi kỹ thuật trồng đào, quất cảnh. Với sự học hỏi tìm tòi anh đã thành công trong việc trồng đào với số lượng 850-1000 cây đào cảnh. Mỗi sào cho thu nhập 10-15 triệu đồng, nếu tính hiệu quả sẽ cao gấp 7-10 lần so với trồng lúa. Trong năm nay gia đình anh đã thu lãi 15-20 triệu đồng từ việc nuôi gà ( trang trại gà của anh đã tránh được dịch bệnh, do đã có những biện pháp tiên phòng và cách dịch một cách có hiệu quả từ sự giúp đỡ của cán bộ thú y, có uy tín với chủ mua bán gà ơ Hà Nội.). Diện tích ao cho thu 1000kg cá các loại như: trắm, trôi, mè…trừ hết chi phí lãi 8-10 triệu đồng, nguồn thu đáng kể nhất của anh là hiện nay là có 1000 gốc đào đang sinh trưởng và phát triển tốt, ước tính được giá vào dịp tết sẽ cho thu hoạch khoảng 40-50 triệu đồng. Để mở rộng sản xuất trang trại anh mong muốn được vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp và được sự giúp đỡ của các cơ quan Nông nghiệp và hội khuyến nông giúp đỡ chuyển giao khoa học kỹ thuât, Và hiện nay anh đang tham gia vào hội sinh vật cảnh của huyện, anh hiện có 30 gốc cây xanh có giá trị ước tính sau 5-10 năm mỗi cây thành thế sẽ cho anh khoảng 25-30 triệu.

Chương III: Phương hướng, giải pháp, mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân tại Ngân hàng

NN&PTNT huyện Thường Tín

I.Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế- xã hội huyện Thường tín:

Tạo lập các yếu tố cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, hình thành cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường dịch chuyển cơ cấu kinh tế đưa kinh tế của huyện thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đẩy mạnh sản xuất lương thực, đảm bảo ổn định vững chắc trên địa bàn . Tập trung phát triển các ngành nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho người lao động, khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã, mô hình trang trại chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn gia súc….

Phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác liên doanh nhằm tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế của toàn huyện, thúc đẩy nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao một bứơc đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề bức súc của xã hội.

Muốn đạt được mục tiêu trước hết phải khuyến khích kinh tế hộ sử dụng có hiệu quả đất đai hiện có, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi… áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng hệ thống các dịch vụ nông nghiệp nhằm tạo ra nguồn hàng hoá, tạo ra nguồn thu ổn định cho kinh tế hộ.

Phát triển mạnh các ngành nghề nông thôn, nhằm tạo việc làm và thu hút lao động nhàn trong nông thôn, giảm bớt các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý, tăng hộ kinh tế làm ngành nghề dịch vụ khác, đa dạng hoá các

nguồn thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông nghiệp nông thôn, phổ biến các hình thức, trình độ khoa học kỹ thuật cho các lao động chính

Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp, mở rộng và hoàn thiện kiên cố hoá hệ thống kênh mương trạm điện, mở rộng đường giao thông liên xã..

Có như vậy mới có thể nâng cao được đời sống cho người dân, giảm được đói nghèo và xoá dần sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

1.Mục tiêu kinh tế

Quán triệt nghị quyết đại hội Đảng các cấp và nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Thường Tín lần thứ XX đã xác định mục tiêu phấn đấu.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8.5% trở lên.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đạt cơ cấu nông nghiệp 35%, công nghiệp xây dựng 34%, thương mại dịch vụ 31%

Sản lượng lương thực dạt 81 nghìn tấn trở lên, bình quân giá trị sản phẩm trên 1ha đất canh tác đạt 30 triệu đồng/ năm trở lên.

Phấn đấu để tuyệt đại đa số lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn được chuyển giao kỹ thuật về sản xuất hàng hoá, sử dụng công cụ lao động và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, không còn hộ đói nghèo.

2.Các mục tiêu về xã hội

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển sự nghiệp giáo dục, hoàn thiện phổ cập giáo dục, đảm bảo trẻ em đến trường đi học đùng tuổi .

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền dân số, phấn đấu giảm tỷ lệ sinh mỗi năm 0.5% để đến năm 2008 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1%.

Tích cực mở rộng tạo các cơ sở sản xuất, nhằm tạo công ăn việc làm đặc biệt là lứa tuổi lao động .

Hoàn chỉnh hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông các xã thông suốt.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, giữ vững an ninh, chính trị tật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn huyện.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tín Dụng Hộ Nông dân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp VÀ Phát Triển Nông Thôn Huyện Thường Tín Tỉnh Hà Tây (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w