III. NHỮNG KHÓ KHĂN THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát tài chính tại Phòng tà
2.2. Giải pháp về phía phòng tài chính kế hoạch
a) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức
+ Trên cơ sở kết quả tổng điều tra đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để từng bước chuyển sang quản lý cán bộ, công chức
bằng hệ thống mạng tin học. Hoàn thiện việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức theo hướng phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính.
+ Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND TP, nghiên cứu, xác định lại cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý, phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc, nhiệm vụ của từng cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố.
+ Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức có bổ sung mới và quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức để nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.
+ Thực hiện tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hoá, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
+ Tổ chức thí điểm thi tuyển chọn để bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; nghiên cứu đề xuất qui trình đơn giản và hiệu quả hơn về bổ nhiệm cán bộ.
+ Đổi mới, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, công vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ
+ Tiếp tục triển khai chế độ tiền lương mới và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác của Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
+ Xây dựng, ban hành thực hiện một số chế độ đãi ngộ của địa phương nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; thu hút những người giỏi và tâm huyết về công tác tại địa phương.
+ Đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; xây dựng và triển khai kế hoạch có tính chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Triển khai những đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách, nhiệm vụ đang đảm nhiệm. Kết hợp đào tạo chính qui với các hình thức đào tạo không chính qui, đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ngoài nước. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập có sự giúp đỡ của Nhà nước.
+ Triển khai tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; điều chỉnh sự phân công giữa các cơ sở đào tạo; tạo điều kiện để có thể chủ động đào tạo một bộ phận nhân lực phục vụ bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương.
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức
+ Các ngành, các cấp chính quyền thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Quyết định số 3203/QĐ-UB về việc áp dụng một số biện pháp hạn chế, tiến tới chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu tiêu cực trong cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nước thành phố.
+ Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công việc. Triển khai thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức theo hướng dẫn của Chính phủ.
+ Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; triển khai áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp, kể cả chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cá nhân công chức theo quy định của Chính phủ.
+ Triển khai thực hiện Qui chế công vụ, gắn với thực hiện Qui chế dân chủ, công khai, minh bạch những nội dung quy định phải được công khai trong các cơ quan hành chính nhà nước. Triển khai tuyên truyền, học tập Luật
Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
b) Cải cách tài chính công
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách.
- Bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các Bộ, Sở, Ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
- Trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.
- Thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế tài chính mới, như: Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được công bố công khai.
• Nhiều tiềm năng vốn chưa được khai thác
Hiện nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn nhưng mức đáp ứng còn hạn chế, nhiều tiềm năng vốn trong và ngoài nước chưa được khai thác tốt, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn ngắn hạn, trung và dài hạn), thị trường dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán... phát triển chưa đồng bộ, còn ở trình độ thấp, qui mô nhỏ bé, chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa tạo ra sự hấp dẫn để trở thành một kênh huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển.
Hiện nguồn thu ngân sách chưa triệt để bởi còn những hiện tượng chậm trễ trong thu thuế, gian lận hoàn thuế, vi phạm pháp luật về thu nộp ngân sách... Đặc biệt, công tác quản lý và sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai còn thất thoát lãng phí và chưa tận thu hết.
Bên cạnh đó, các qui định về quản lý thu thuế tuy đã có, nhưng chưa được hệ thống hoá và nâng lên thành luật nên hiệu quả thực thi chính sách pháp luật về thuế, phí và lệ phí còn có hạn chế đối với cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế. Chính quyền các địa phương chưa có quy định chung về thu thuế đối với các loại thuế được giao cho địa phương như thuế đối với quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài đối với cá nhân và hộ kinh doanh, lệ phí trước bạ nhà đất...
Phân chia ngân sách còn bất hợp lý
Đánh giá về việc thực hiện thu chi ngân sách trong thời gian qua. Theo báo cáo của ngành Tài chính, cơ chế tài chính hiện chưa thực sự tách bạch giữa cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, giữa đơn vị sự nghiệp và DN. Chính vì vậy, đã gây mất công bằng, bất hợp lý không chỉ giữa các khu vực này với khu vực khác, mà còn giữa đơn vị này với đơn vị khác trong cùng khu vực.
Việc quản lý tài sản Nhà nước hiện chưa phân định giữa tài sản của Chính phủ Trung ương và tài sản của chính quyền địa phương cũng như chưa có tiêu chí xác định tài sản quốc gia, tài sản của cấp tỉnh, tài sản cấp huyện, tài sản cấp xã. Điều này đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong xác định tài sản của chính quyền các cấp. Việc phân cấp quản lý ngân sách hiện nay dựa trên phân cấp kinh tế - xã hội nên vẫn còn sự chưa ăn khớp giữa phân cấp ngân sách với phân cấp quản lý biên chế, phân cấp giáo dục, phân cấp y tế, phân cấp nông, lâm nghiệp dẫn đến tình trạng ''tiền không đi liền với việc'' hoặc gây trở ngại cho quá trình phân cấp ngân sách nhà nước.
Quá trình phân chia ngân sách hiện nay chưa có các qui định cụ thể về nội dung, thủ tục kiểm tra tài chính, chưa có sự phân định giữa thanh tra và kiểm tra tài chính. Tình trạng chồng chéo giữa thanh tra tài chính và Kiểm toán nhà nước, chưa phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài chính dẫn đến nhiều bất cập.
Ngoài ra, cơ cấu đầu tư hiện nay chưa hợp lý, tính dàn trải trong chi đầu tư chưa hết, hiệu quả đầu tư còn thấp; thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn nghiêm trọng; đầu tư của Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng thấp. Bao cấp trong ngân sách chưa được xoá bỏ triệt để; chi tiêu ngân sách, chi tiêu hành chính còn lãng phí, thiếu hiệu quả; chi ngân sách cho một số lĩnh vực phục vụ nhu cầu chăm lo phát triển con người như giáo dục, y tế chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết.
3. Các Kiến nghị
3.1. Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình Chính phủ ban hành một số nội dung, giúp địa phương trong công tác đăng ký kinh doanh ở những vấn đề còn khó khăn nêu tại điểm 2.1, 2.2. Hiện tại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang có Báo đầu tư, vậy nên dành trang riêng cho việc đăng bố cáo thành lập, giải thể
và giải thể, đồng thời cũng nhằm thống kê, thông báo danh sách các doanh nghiệp thành lập, giải thể trên toàn quốc để các địa phương biết. thuận tiện cho việc quản lý.
3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh
Việc ban hành các quyết định có hiệu quả, phù hợp với thực tế, có
giá trị thực thi là chức năng cơ bản của bộ máy nhà nước. Khắc phục tính chủ quan, duy ý chí, ban hành nhiều quy định, quyết định, không tính đến các điều kiện và hiệu quả thực thi làm giảm lòng tin của nhân dân và mất đi tính nghiêm minh của cơ quan ban hành quy định. Đồng thời phải tính đến khả năng điều hành thực thi, tránh gây lãng phí, làm cho các quy định có sức sống trong xã hội. Để được như vậy cần xây dựng cơ chế lập và điều phối chính sách có hiệu quả tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng tính kỷ luật nhằm loại bỏ những quyết định không có khả năng tài chính, không có khả năng thực thi.
Tăng cường vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra
và giám sát tài chính - ngân sách nhà nước.
- Hoàn chỉnh Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ
chức bộ máy hệ thống Thanh tra Tài chính nhằm xác định rõ chức năng của Thanh tra Tài chính; Phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Tài chính với Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Nhà nước.
Quy định mối quan hệ giữa Thanh tra Bộ Tài chính với các cơ quan kiểm tra, thanh tra trong toàn ngành, tránh trùng lắp, chồng chéo, phát huy hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính. Thực hiện tốt chức năng thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
- Đổi mới phương pháp, hoàn thiện các quy chế công tác, quy trình
nghiệp vụ thanh tra, phúc tra và kết luận, kiến nghị thanh tra.
Tăng cường cán bộ, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ Thanh tra Tài chính.
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và tổ chức bộ máy thực hiện giám sát tài chính đối với hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và hệ thống thị trường tài chính.
Tổ chức công tác giám sát, phân tích việc dịch chuyển các luồng vốn để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, đặc biệt là các luồng vốn ngắn hạn; Thực hiện giám sát nhiều chiều qua các công cụ tài chính - tiền tệ; Kiểm soát giới hạn vay nợ.
Thu thập, phân tích và xử lý các dữ liệu kinh tế - tài chính vĩ mô (cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cân đối ngân sách, nợ nước ngoài, tỷ giá hối đoái, lãi suất...), đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô, dự báo xu hướng phát triển để đề ra các giải pháp kịp thời, ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính bắt buộc hàng quí và hàng
năm đối với các đơn vị, các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống cảnh báo nguy cơ mất an toàn về tài chính đối với các doanh nghiệp; Trước mắt thí điểm cho từng khu vực doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ chế giám sát chung cho các doanh nghiệp.
- Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, quyết toán NSNN. Thực hiện
kiểm toán nội bộ trong các đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí NSNN. Nghiên cứu thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn từ NSNN.
Thực hiện công khai tài chính - ngân sách các cấp, các đơn vị thụ hưởng ngân sách; Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi NSNN, trong đó coi trọng kiểm soát trước từ khâu lập dự toán đến khâu sử dụng kinh phí NSNN.
Đề cao tính công khai, minh bạch của quá trình ra quyết định mà vẫn
bảo toàn tính tập trung cần thiết cho quá trình thảo luận dân chủ thẳng thắn. Kết hợp tính dự báo định hướng chính sách trong điều kiện biến đổi để duy trì sự cân đối, bình ổn, không sa vào những công việc sự vụ lúng túng, trì trệ.
a. Đào tạo nguồn nhân lực:
Đào tạo lãnh đạo và cán bộ, công chức của tất cả các đơn vị thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh để vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin điện tử diện rộng, với mục tiêu:
- Bổ sung kiến thức, phương pháp luận cho lãnh đạo cơ quan và lãnh đạo tỉnh nhằm xây dựng các đường lối, chủ trương và các chính sách cần thiết để hỗ trợ việc phát triển bền vững các hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Chú trọng phát triển nhanh lực lượng cán bộ, công chức ở các bộ phận tác nghiệp có trình độ tin học nhất định, bảo đảm vận hành các ứng dụng trên mạng diện rộng phục vụ trực tiếp cho hệ thống thông tin điều hành.
- Đào tạo chuyên viên tin học có đủ khả năng tiếp nhận, triển khai và