Phát hành tiền để cân đối ngân sách

Một phần của tài liệu tc613 (Trang 68 - 70)

II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH

7. Cân đối ngân sách

7.2 Phát hành tiền để cân đối ngân sách

Phát hành là việc Nhà nước in thêm tiền vào lưu thông mà không có sự bảo đảm bằng giá trị của vật tư hàng hoá. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào. Phát hành cũng là một yếu tố tác động lên mặt bằng giá cả của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Nghĩa là, việc phát hành có liên quan trực tiếp tới tình trạng lạm phát. Mối quan tâm chủ yếu của các nhà kinh tế và các Chính phủ là tìm ra ảnh hưởng của phát hành đối với lạm phát cũng như đối với các hoạt động kinh tế, xã hội.

Chúng ta đều biết rằng, việc phát hành sẽ tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, nhưng đối với xã hội thì đó là một khoản thuế đánh vào tất cả mọi đối tượng. Sự thật này bắt buộc chúng ta phải phân tích vấn đề phát hành ở hai khía cạnh: thứ nhất – xem xét ảnh hưởng của “thuế phát hành” đối với các đối tượng và thứ hai - ảnh hưởng của nó đối với bản thân nền kinh tế - xã hội.

Trên đây chúng ta đã có nhận xét về ảnh hưởng của phát hành lên mặt bằng giá cả. Việc này diễn biến như thế nào?. trước hết cần nhấn mạnh rằng “thuế phát hành” có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới các đối tượng có thu nhập bằng tiền cố định và các đối tượng có vốn lớn. Các đối tượng còn lại chịu ảnh hưởng gián tiếp của nó. Có thể nêu một ví dụ đơn giản sau đây: khi Chính phủ phát hành một lượng tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, thì giá cả tăng lên, tiền lương không đổi nên người ăn lương đã phải chịu “thuế phát hành” cũng do vốn danh nghĩa không tăng lên , nên các nhà đầu tư có vốn cùng chịu cảnh

Đối với bản thân nền kinh tế - xã hội, chúng ta thấy rằng, khi Nhà nước phát hành thêm tiền để chi phí cho đầu tư, thì tổng số vồn giành cho đất tư của khu vực Nhà nước tăng lên. Do ảnh hưởng của nó tới giá cả nguyên vật liệu v.v… nên giả trị thực tế vủa vốn đầu tư trong khu vực ngoài quốc doanh bị giảm xuống. Như vậy, trên thực tế, đã diễn ra một quá trình di chuyển vốn từ khu vực tư nhân vào khu vực Nhà nước. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chính sách định hướng nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế.

Từ sự phân tích trên có thể đi đến kết luận gì? Trước hết, khi coi phát hành là một loại thuế đánh vào toàn xã hội, thì khoản thuế này chỉ nên sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết khi có nhu cầu điều chỉnh cơ cấu đầu tư mà không thể sử dụng hệ thống thuế bình thường để thực hiện. Nghĩa là, việc phát hành phải hoàn toàn chủ động nhằm vào những mục tiêu nhất định và đã lường hết những khả năng diễn biến của nó. Thứ hai, khối lượng phát hành phải căn cứ vào tỷ lệ so với thu nhập quốc dân và tỷ lệ đó không được cao hơn tốc độ tăng trưởng của năm trước. Yêu cầu này nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuế phát hành đối với lạm phát. Tất nhiên, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra một con số chính xác về mối quan hệ bội chi ngân sách, phát hành và lạm phát đối với sự tăng trưởng và ổn định.

Thứ ba, vì mục đích phân phối lại, việc phát hành để bù đặp bội chi phải gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của các đối tượng có thu nhập ổn định, trước hết là các đối tượng nằm trong phạm vi đảm bảo từ các khoản chi tiêu dùng của ngân sách. Muốn vậy, khi có quyết định phát hành, cần điều chỉnh lại toàn bộ các khoản chi tiêu dùng, để tăng lên một khoản để bù đắp số thiệt hại do “thuế phát hành” sẽ gây ra.

Tóm lại, việc phát hành có thể giải quyết được một số khó khăn về vồn, nhưng là một sự mạo hiểm lớn. Nó chỉ mang lại thành công khi Chính phủ hoàn toàn chủ động trong việc này khi tính toán về giới hạn, mục đích và ảnh hưởng của việc phát hành thêm tiền vào lưu thông.

Một phần của tài liệu tc613 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w