II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
5. Quản lý thu ngân sách nhà nước
Bảng 5: Các khoản thu khác năm 2005
STT Nội dung khoản thu tổng số NST NSTP NSX,P
I. Mục 062- Thu khác 3,023,931 2,348,052 161,027 514,852
06202:Thu hồi các khoản chi năm trước 2,489,886 2,328,859 161,027
06299:Thu khác 534,045 19,193 514,852
II. Mục 051-Thu tiền phạt 7,420,040 6,292,406 809,937 317,697
05101:Các khoản tiền phạt của toà án 213,176 213,176
05102:Phạt vi phạm GT,TTự ĐThị 2,665,975 2,483,330 182,645 05103:Phạt VPHC trong LVực thuế do ngành HQ thực thi 880,333 880,333 05104:Phạt vi phạm HC trong lĩnh vực thuế 297,423 249,863 47,560 05105:Phạt vi phạm chế độ TK-Kt 2,000 2,000 05106:Phạt tệ nạn XH 201,060 23,650 177,410 05109:Phạt VP HC về BVMT 2,585 2,585 05110:Phạt VP trong LV ytế-VH 2,900 2,900 05111:Phạt vi phạm trật tự ATQP 438,554 2,000 135,300 301,254 05113:Phạt KD trái PL do ngành HQ thực hiện 0 05114:Phạt KD trái PL do ngành khác thực hiện 2,012,000 2,012,000 05199:Phạt vi phạm khác 704,034 420,569 267,022 16,443
III. Mục 052-Thu tịch thu 54,810 25,050 29,760 0
05201:Thu chống BHlậu do CQ thuế thu 0 05202:Thu tịchthu khác do CQ thuế thực hiện 0
Bảng 6: KH thu ngân sách xã phường, năm 2006
STT Nội dung KH thu
Tổng thu 11,551
A. Các khoản thu ĐTPT 5,312
B. Các khoản thu cân đối chi TX 6,139
I. Các khoản thu hưởng 100% 1,088
1 Lệ phí, phí 400
2 Thu khác 688
Thu đất công+ hoa lợi cộng sản 139
Thu sự nghiệp 76
Thu khác thường xuyên 473 II. Các khoản thu chia theo tỷ lệ % 1,006
Thuế VAT+TNDN 765
Thuế TTĐB 200
Thuế sử dụng đất NN 20
Thuế tài nguyên 21
III. Thu bổ sung từ NS cấp trên 4,045 Thu bổ sung theo cân đối 2,924 Thu bổ sung có mục tiêu 1,121
C. Dự phòng 100
5.1 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do cá nhân và tổ chức nộp theo quy định của pháp
luật.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế cuả nhà nước:
+ Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; + Các khoản viện trợ;
+ Các khoản thu khác theo quy định vủa pháp luật; + Các khoản do nhà nước vay (trong và ngoài nước).
Các nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh bao gồm:
- Các khoản thu 100%:
Tiền cho thuê đất; tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, lệ phí trước bạ phát sinh trên địa bàn huyện, quận không kể lệ phí trước bạ nhà đất;
ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của pháp luật; các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ, huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh; thu kết dư ngân sách cấp tỉnh, bổ sung từ nguồn ngân sách trung ương, các khoản thu khác theo quy định của phấp luật.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh gồm:
Thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế tài nguyên, thu sử dụng vốn ngân sách.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, quận, thị xã và ngân sách xã, thị trấn:
Thuế sử dụng đất nông ngiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất, tiền sử dụng đất.
Tỷ lệ % phân chia các nguồn thu cần được ổn định từ 3 đến 5 năm; trong các trường hợp đặc biệt cấp bách, Chính phủ được quyền điều chỉnh và phải báo cáo cho Quốc hội.
Số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nằm mục đích để cân đối thu chi ngân sách và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao cũng phải ổn định từ 3 đến 5 năm. Hàng năm số trượt giá, Chính phủ quyết định điều chỉnh, tăng một phần tỷ lệ trượt giá trong việc tính bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
5.2 Thu ngân sách nhà nước
Khi nêu lên kết quả tổng hợp về hoạt động ngân sách, chúng ta thường bỏ qua cơ cấu các khoản thu và các khoản chi. Điều đó đã hạn chế rất nhiều tới khả năng đánh giá ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài của thực trạng ngân sách.
Vì vậy, việc sắp xếp và xác định chính xác cơ cấu ngân sách là hết sức cần thiết.
Đối với thu ngân sách, vấn đề quan trọng là phải phân biệt rõ hai nội dung lớn của nó. Bao gồm thu từ thuế và một số khoản khác không mang tính chất thuế và thu từ các khoản vay nợ, viện trợ của Chính phủ.
Điều khác nhau căn bản, làm cơ sở để phân loại hai nội dung thu trên đây, là ở chỗ: các khoản thu thuộc nội dung thứ nhất mang tính chất không hoàn lại, nó phục vụ trực tiếp cho nhu cầu chi của Chính phủ. Còn các khoản chi thuộc nội dung thứ hai là các khoản vay của Chính phủ để bù sắp số thiếu hụt của ngân sách. Để thuận tiện, chúng ta sẽ gọi các khoản thu thuộc nội dung đầu là thu trong cân đối ngân sách, còn các khoản thu thuộc nội dung sau là thu để bù sắp thiếu hụt ngân sách.
Việc phân loại cơ cấu thu ngân sách như trên có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá sự lành mạnh của ngân sách. Sự thiếu hụt của ngân sách sẽ được xác định bằng chênh lệch giữa tổng số chi và tổng số thu trong cân đối ngân sách. Tất cả các khoản còn lại, như vay dân, vay ngân hàng, viện trợ, vay nước ngoài được tập trung vào ngân sách, đều là các khoản huy động để bù dắp số thiếu hụt hụt đó. Cuối cùng, khi khoản huy động để bù đắp số thiếu hụt đó. Cuối cùng, khi các biện pháp huy động đã hết , nhưng số thiếu hụt vẫn còn thì chính phủ phải lựa chọn một trong hai cách: hoặc cắt giảm chi, hoặc phát hành thêm tiền. Chúng ta sẽ đề cập tới các giải pháp này khi bàn về vấn đề cân đối ngân sách.
5.3 Hệ thống thuế
Hệ thống thuế hiện hành bao gồm:
Một là,thuế giá trị gia tăng (thuế VAT). Thuế VAT là loại thuế gián thu. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân kinh doanh có doanh thu thuộc các ngành nghề, các hình thức hoạt động có địa điểm cố định hay lưu động,
hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế VAT là nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách nhà nước.
Thuế VAT có bốn bậc thuế suất là 0%, 5%, 10%, và 20%.
Hai là, thuế thiêu thụ đặc biệt. thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, đánh giá vào giá trị của một số hàng hoá sản xuất và lưu thông trong nước hoặc nhập khẩu. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh ngiệp sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các hàng hoá trong diện thu thuế thiêu thụ đặc biệt. Thuế suất tiêu dùng đặc biệt là thuế suất theo tỷ lệ % được ấn định cho từng loại hàng hoá, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế.
Ba là, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành nghề của các thành phần kinh tế, thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp là giảm lợi nhuận của các tổ chức sản xuất kinh doanh, nó có vai trò điều tiết quan trọng đối với giá trị sản phẩm thặng dư, nhằm kích thích phát triển sản xuất, kinh doanh đúng hướng, điều tiết thu nhập và góp phần thực hiện công bằng.
Bốn là, thuế xuất, nhập khẩu. Đây là thuế gián thu, đối tượng là hàng hoá được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khâủ biên giới Việt Nam. Người nộp thuế xuất, nhập khẩu là các tổ chức có hàng hoá xuất, nhập khẩu theo quy định của luật thuế.
Năm là, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đây là thuế trực thu, thu theo dạng đất nông nghiệp do các tổ chức và cá nhân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đối tượng chịu thuế này là dùng đất vào sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, đất trồng rừng. Căn cứ để tính thuế là: diện tích, hạng đất và định thuế tính bằng kilôgam lúa trên một hec-ta của từng loại đất.
Sáu là,thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thuế trực thu đánh vào thu nhập thường xuyên và không thường xuyên của người được hưởng thu nhập. Thuế suất áp dụng theo thuế suất luỹ tiến.
Bảy là, thuế tài nguyên, là thuế đánh vào người khai thác tài nguyên quốc gia. Người nộp thuế tài nguyên là tất cả tài nguyên quốc gia bao gồm: khoáng sản, sản phẩm rừng tự nhiên, cá và các loại thuỷ sản tự nhiên khác.
Tám là, thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước (thuế sử dụng vốn Nhà nước). Được áp dụng đối với vốn cố định và vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp vốn và vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Căn cứ tính khoản thu này là tổng số vốn thuộc diện phải thu và tỷ lệ thu.
Chín là, thuế nhà đất, là loại thuế được thu đối với người sở hữu, sử dụng nhà đất. Đối tượng nộp thuế nhà, đất là chủ nhà, đất thuộc diện phải nộp thuế. Căn cứ tính thuế là: diện tích nhà, diền tích đất, giá tính thuế trên mỗi mét vuông đối với từng hạng nhà, hạng đất và thuế suất