II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ HOẠCH
7. Cân đối ngân sách
7.1 Ngân sách tích luỹ và ngân sách tiêu dùng
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò đầu tư kinh tế của ngân sách rất quan trọng. Nó đảm bảo hầu như toàn bộ việc cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và hàng loạt các công trình quan trọng khác nhằm hình thành và củng cố cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế. Do vai trò quan trọng đó, việc cân đối ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên cho các khoản chi tích luỹ, sau đó mới dùng để chi tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ vai trò điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội đã xuất hiện điều kiện cần để hạn chế nội dung và khối lượng các khoản chi tích luỹ cuả ngân sách, để tham gia công việc điều chỉnh khác, đặc biệt là điều chỉnh để ổn định và điều chỉnh để đảm bảo sự
mở rộng hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế trong nước và chính sách thu hút triệt để các nguồn vốn từ ngoài nước. Từ những lý do cơ bản trên đây, mà hầu hết các nước đang phát triển theo xu hướng thị trường - việc cân đối ngân sách đã được thực hiện theo một nguyên tắc hoàn toàn ngược lại. Người ta lấy tổng số thu từ thuế để bố trí cho các khoản chi tiêu dùng, số còn lài mới dùng để đầu tư phát triển kinh tế. Trường hợp xảy ra ở nhiều nơi là số còn lại giành cho đầu tư (còn gọi là số tiết kiệm của Chính phủ) thường rất nhỏ bé, không đáp ứng được nhu cầu triển khai các dự án của Chính phủ. Do đó, người ta phát động mạnh mẽ các biện pháp vay dân và vay nước ngoài. Ở đa số các nước, dù trong bất kỳ trường hợp nào, thì số chi đầu tư kinh tế của Chính phủ cũng chỉ được giới hạn bằng nguồn vốn thực huy động được (số thu còn lại sau khi đã trừ các khoản chi cho tiêu dùng và số vay nợ của Chính phủ). Các Chính phủ không cho phép phát hành thêm tiền để bù đắp thiếu hụt.
Phương pháp cân đối ngân sách trên đây tạo ra thế chủ động rất lớn cho Chính phủ để đối phó với tình hình diễn biến của nền kinh tế - xã hội, việc ưu tiên chi tiêu dùng cho phép các Chính phủ giải quyết trước hết các yêu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hôi. Hơn nữa, nó cũng vạch một ranh giới rõ ràng về phạm vi chi tiêu dùng nằm trong nguồn thu từ thuế. Các nguồn thu bổ sung (bù đắp) như vay nợ dân và vay nước ngoài chỉ phục vụ cho nhu cầu chi đầu tư kinh tế. Ở nước ta, do nhiều lý do như đã phân tích ở các phần khác, việc chi cho tích luỹ từ ngân sách còn đóng vai trò quan trọng trong một giai đoạn nhất định. Song, cần thiết phải xử lý vấn đề bằng đòn bẩy hiệu quả (lựa chọn đúng đối tượng đầu tư, sử dụng tốt nguồn vốn) và giảm dần về khối lượng cấp phát để từ đó có thể chuyển toàn bộ hoạt động điều tiết của Chính phủ qua ngân sách nhà nước sang một cơ chế mới, phù hợp. Đồng thời, việc mở rộng hoạt động của các thành phần kinh tế và yêu cầu thay thế nguồn vốn đầu tư vủa Nhà nước bằng các nguồn vốn khác (vốn của tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngời) đỏi hỏi phải quy định lại nguyên tắc cân đối ngân sách theo hướng chung của các nước trên thế giới. Nghiã là, trong
hoạt động Nhà nước, tổng số chi cho tiêu dùng sẽ bằng hoặc nhỏ hơn tổng số thu trong cân đối (thu từ thuế, thu từ lợi tức cổ phần của Nhà nước, thu từ xổ số kiến thiết…). Số còn lại mới giành cho chi đầu tư phát triển kinh tế, trường hợp không đủ vốn để đầu tư, có thể tiền hành vay dân, vay ngân hàng và vay nước ngoài. Cuối cùng, các nguồn bù đắp vẫn không đủ, thì kiên quyết cắt giảm một phần của chương trình đầu tư để đảm bảo cân đối.