Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu Thị trường bán lẻ (Trang 47 - 50)

những cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO:

Cơ hội: Đây là một thời điểm thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển có rất nhiều cơ hội để phát triển:

- Các chính sách của Việt Nam ngày càng minh bạch hoá: Các chính sách luật pháp luôn được coi là yếu tố bản lề, định hướng phát triển cho thị trường bán lẻ. Với các cam kết gia nhập WTO, thì các chính sách về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng sẽ đảm bảo sự tương thích nhất định với luật pháp quốc tế. Đồng thời, chính sách cũng được phổ biến rộng rãi cho toàn bộ các doanh nghiệp. Theo cam kết gia nhập WTO có rất nhiều các ngành khi quy định các chính sách luật pháp liên quan phải công khai phổ biến và lấy ý kiến của người dân. Như vậy, người dân và cộng đồng các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn luật một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, họ còn có thể đóng góp ý kiến để xây dựng các chính sách này. Từ đó, các chính sách luật pháp này sẽ đảm bảo được tính chính xác, khách quan tránh sự duy ý chí của những người xây dựng luật như trước kia. Ngoài ra, các chính sách luật pháp của Việt Nam sẽ phải đảm bảo được sự ổn định nhất định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh hơn.

- Kéo theo sự minh bạch và ổn định của các chính sách pháp luật thì các thủ tục hành chính sẽ được tối giản và hiệu quả: Thực tế hiện nay thì các thủ tục hành chính cũng đã được đơn giản hơn trước. Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện có chế “một cửa, một dấu” tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì các thủ tục này sẽ ngày càng tối giản hơn. Một mặt là do các cam kết gia nhập. Một mặt là do để thu hút được nguồn vốn nước ngoài nhiều hơn nữa thì một trong những biện pháp là giảm các thủ tục hành chính.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng ( kho, bãi, đường, cảng...) phát triển: Khi gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ tăng cường thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất ,qua đó thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ.

- Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội để tiếp thu những tri thức công nghệ tiên tiến để phát triển phương thức kinh doanh hiện đại, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động.

Chính sức ép cạnh tranh trên thị trường là cơ hội để các doanh nghiệp có thể học tập từ những đối thủ cạnh tranh và đổi mới chính mình.

- Ngoài ra, khi gia nhập WTO thì các hàng hoá tràn vào Việt Nam sẽ rẻ hơn, phong phú đa dạng do cam kết giảm thuế, do cơ hội để xâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Các dịch vụ ngân hàng, tài chính thanh toán sẽ trở nên thuận tiện, phát triển hơn. Do đời sống phát triển nên nhu cầu của người dân tăng lên… Những điều đó cũng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển.

Thực tiễn cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng từ khi Chính phủ thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhiều phương thức bán lẻ đặc biệt là các siêu thị đã phát triển rộng khắp, phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Các sàn giao dịch hàng hoá đang dần xuất hiện và có cơ hội để phát triển... Rõ ràng, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc là sự kiện gia nhập WTO thì thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với những thành tựu về kinh tế, khoa học, phương thức quản lý của nền kinh tế thế giới.

Thách thức:

- Thách thức lớn nhất của thị trường bán lẻ vẫn là nguy cơ chiếm lĩnh thị trường của các tập đoàn bán lẻ ngoài nhập.

Khả năng này có rất nhiều cơ sở. Các công ty đa quốc gia đang trở thành một lực lượng quan trọng của nền sản xuất thế giới. Các công ty này chi phối gần 50% sản lượng công nghiệp sản xuất ra hàng năm trên thế giới, từ 50 đến 60 % tổng kim ngạch mậu dịch, 90 % giá trị đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ. Các tập đoàn này trong đó có các tập đoàn bán lẻ sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để xâm nhập thị trường Việt Nam.

Thực tế hiện nay mặc dù có chưa nhiều ở Việt Nam song hầu hết các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đều lấn lướt các doanh nghiệp trong nước. Họ mạnh về mặt tài chính, quản lý đặc biệt hơn hẳn trong khâu marketing tiếp cận hình ảnh tới người tiêu dùng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật về tài chính, nguồn nhân lực, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng quản lý, khả năng nắm bắt thông tin còn yếu kém. Đặc biệt là khả năng thích ứng trước sự

Một phần của tài liệu Thị trường bán lẻ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w