Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%. Số liệu chi tiết thể hiện thông qua biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2000-2006
Nguồn: Tổng cục thống kê
Ta có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ luôn tăng đều đặn năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng trung bình giai đoạn 2000-2006 là 18% cao hơn gấp 2 lần mức tăng trưởng GDP cùng thời kỳ. Đặc biệt năm 2006 tốc độ tăng đạt kỷ lục 20,9 % và tổng giá trị đạt tới 580,5 ngàn tỷ đồng gấp gần 3 lần so với tổng mức bán lẻ năm 2000. Giải thích cho sự tăng đều đặn của tổng mức bán lẻ có thể do hai nguyên nhân: Thứ nhất, đời sống, sức mua của người dân ngày một tăng; thứ hai xuất hiện nhiều loại hình, của hàng bán lẻ hấp dẫn kích thích sức mua của người dân.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ này không có sự đóng góp đồng đều từ các vùng miền trên cả nước. Do điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên hoạt động bán lẻ
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ tính theo các vùng miền được thống kê ở bảng dưới đây
Bảng 2.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tính theo các vùng trên cả nước (Nguồn : Tổng cục thống kê) Đơn vị: tỷ đồng
Nhìn chung, sự phát triển hoạt động bán lẻ của các vùng trên cả nước đều có
tốc độ tăng trưởng đồng đều cùng với sự tăng trưởng chung của hoạt động bán lẻ trên cả nước. Trong tất cả các năm, tất cả các vùng thì tổng mức bán lẻ tăng trung bình các năm đều là khoảng 10,8%.
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước 220410,6 245315,0 280884,0 333809,3 398524,5 480293,5 580710,1 Đb sông Hồng 43119,7 47233,0 56036,0 66146,3 79280,2 96422,3 117912,5 Đông Bắc 11332,2 15526,0 17840,0 20722,4 25297,3 30146,2 35907,5 Tây Bắc 2059,4 2976,0 2778,0 2973,1 3894,1 4953,1 6050,5 Bắc Trung Bộ 14858,0 16235,0 17868,0 20556,6 24646,8 30021,4 35734,6 Dh Nam Trung Bộ 17129,0 20532,0 22020,0 27290,4 31665,8 37824,4 46408,5 Tây Nguyên 7599,0 8006,0 9254,0 10543,6 12926,8 17398,2 21285,5 Đông Nam Bộ 80807,6 88203,0 101120,0 121640,1 144480,9 166026,7 201792,0 Đb sông CửuLong 43505,7 47254,0 53968,0 63936,8 76332,6 97501,2 115618,9
Có thể dễ dàng thấy tổng mức bán lẻ của hai khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long khá bằng nhau qua hầu hết các năm. Ngoài ra, tổng mức bán lẻ của hai khu vực này luôn chiếm khoảng 1/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Khu vực Đông Nam Bộ với các thành phố mà mức tiêu dùng lớn ( thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Bình Dương...) thì tổng mức bán lẻ lớn nhất so với các vùng khác trên toàn quốc. Tổng mức bán lẻ của Đông Nam Bộ gần bằng tổng mức bán lẻ tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long cộng lại. Như vậy, tổng mức bán lẻ tại ba vùng này đã chiếm tới 2/3 tổng mức bán lẻ của cả nước. Hầu hết các siêu thị lớn, trung tâm thương mại hiện đại đều được xây dựng tại những vùng này. Giải thích cho vấn đề này có hai lí do chính. Thứ nhất, tại những vùng này giao thông đi lại và vận chuyển hàng hoá dễ dàng (ở đây là các vùng đồng bằng đường xá thuận tiện, có những cảng biển lớn như Sài Gòn, Hải Phòng...). Thứ hai, tại những vùng này là những trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, dân cư tập trung đông đúc, thu nhập của người dân cũng cao hơn các vùng khác nên sức tiêu thụ sẽ lớn hơn.
Ngược lại, tại những vùng giao thông khó khăn, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Tây Bắc thì tổng mức bán lẻ rất khiêm tốn. Tổng mức bán lẻ tại vùng Tây Bắc thường chỉ chiếm hơn kém 1% tổng mức bán lẻ của cả nước. Vùng Tây Nguyên tổng mức bán lẻ cũng luôn chỉ chiếm khoảng 3-4 % tổng mức bán lẻ của cả nước. Do vậy, những vùng này cần sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước để phát triển hoạt động bán lẻ
Còn lại các vùng Đông Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ thì hoạt động bán lẻ cũng còn khá lạc hậu còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức bán lẻ chung của cả nước.