Tiếp tục mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Thị trường bán lẻ (Trang 66)

Theo cam kết đã trình bày ở trên thì năm 2009 các doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam. Tức là việc mở cửa là không thể tránh khỏi. Thực tế thì việc các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đem lại rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, người dân được tiếp cận với các hình thức phân phối hiện đại với giá cạnh tranh hơn. Thứ hai, trước sự hoạt động hiệu quả chuyên nghiệp của các doanh nghiệp nước ngoài thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội nhìn lại mình và tự đổi mới.

Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia nếu chúng ta cho phép các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Walmart mở chuỗi 10 siêu thị thì gần hết các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam mất đi thị phần. Vậy việc mở cửa là bắt buộc nên muốn các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững thì chúng ta cần có những giải pháp mở cửa khôn khéo:

Thay vì cho 1- 2 doanh nghiệp nước ngoài mở chuỗi siêu thị một cách nhanh chóng thì ta nên cho phép các doanh nghiệp này mở rộng các địa điểm kinh doanh

của mình một cách từ từ theo lộ trình quy hoạch của chính phủ . Điều này thứ nhất khiến cho các doanh nghiệp lớn không thể lũng đoạn thị trường thông qua quy mô chuỗi siêu thị của mình.

Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ bé của Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị tăng tính cạnh tranh thông qua địa điểm chiến lược sẵn có của mình.

Hay bên cạnh việc cho phép mở cửa thị trường chúng ta có thể quy định về quy mô, địa điểm… của các địa điểm kinh doanh mới. Quy định này có thể hạn chế phần nào sức cạnh tranh quá lớn của các doanh nghiệp mạnh nước ngoài. Đồng thời có thể cân bằng thị trường thông qua việc xuất hiện các siêu thị ở vùng sâu vùng xa. Thực tế đã chứng minh ở Trung Quốc. Các siêu thị ở vùng ngoại ô hoạt động rất hiệu quả vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa đem lại lợi ích cho người dân. 3.5.1.3. Tiếp tục mở rộng kênh phân phối:

Do đời sống phát triển, khoảng cách giữa các vùng miền cũng ngày càng khác nhau nên nhu cầu mua sắm của người dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc mở rộng các kênh phân phối là tất yếu.

Chúng ta có thể tiến hành mở rộng các kênh phân phối mới như: chuỗi siêu thị, trung tâm mua bán tập trung, bán hàng qua mạng…; thông qua nhiều hình thức: liên kết, nhượng quyền…

Đối với các thành phố: chúng ta nên mở rộng hình thức trung tâm mua bán tập trung, các siêu thị sang trọng, bán qua mạng… Do thu nhập cao nên dân thành thị có nhu cầu mua sắm các hàng hoá cao cấp là lớn bởi vậy cần có có trung tâm mua bán cao cấp. Tuy vậy do thời gian hạn chế nên việc mua sắm cần rất tiện lợi như “tất cả trong một” tại các trung tâm mua bán tập trung; mua hàng tại nhà thông qua hệ thống thương mại điện tử.

Đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa: do thu nhập người dân thấp, giao thông khó khăn nên tập trung mở rộng các chuỗi siêu thị nhỏ, cửa hàng chuyên

dụng tận nơi sinh sống của người dân. Điều này tạo thế cân bằng hài hoà của thị trường tránh trường hợp quá tập trung ở các thành phố lớn.

3.3.1.4. Phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng:

Do mỗi một ngành hàng có tính chất, trình độ sản xuất, xu hướng và phương thức thoả mãn tiêu dùng khác nhau nên cần đòi hỏi các mô hình tổ chức lưu thông khác nhau.

- Đối với mặt hàng công nghiệp tiêu dùng:

Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu...hình thành các trung tâm giao dịch, “chợ” công nghệ, “chợ” nguyên vật liệu... gắn với thị trường thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu để ổn định đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng với chi phí thấp, hiệu quả cao.

Tăng cường phát triển hệ thống phân phối hiện đại như mô hình phân phối hàng theo “chuỗi” , trong đó lấy khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu... làm trọng tâm và phát triển ra các vùng nông thôn.

Phát triển thương mại điện tử, tổng kho bán buôn, mở rộng hình thức nhượng quyền thương hiệu để tạo ra quy mô kinh doanh đủ lớn có khả năng tác động tới định hướng sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng.

- Đối với các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản:

Phát triển các chợ dân sinh, chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buốn, sàn giao dịch hàng hoá ở những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh để cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà sản xuất. Xây dựng các tổng kho, trung tâm để bảo quản, phân loại, sơ chế, bao bì, vận chuyển... để tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán lẻ trên thị trường.

Tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các trang trại, hộ nông dân, cơ sở nuôi, trồng nông, lâm, thuỷ sản, cơ sở chế biến, bảo quản với các doanh nghiệp bán lẻ để

đảm bảo được nguồn cung ứng cho doanh nghiệp và nguồn tiêu thụ cho cơ sở sản xuất.

Củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã thương mại và dịch vụ ở nông thôn làm cầu nối giữa người nuôi, trồng với các doanh nghiệp bán lẻ và cơ sở chế biến, bảo quản, thực hiện cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho người nông dân. Khuyến khích việc hình thành các mối liên kết (hợp tác) trực tiếp giữa các hộ nuôi trồng thuỷ, hải sản, sản xuất tập trung, các hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các cơ sở chế biến.

- Đối với các mặt hàng có tính chất quan trọng hoặc đặc thù:

Các mặt hàng có tính chất đặc thù về sản xuất và phân phối như xăng dầu, điện, nước... Do các mặt hàng này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sinh hoạt, sản xuất do vậy mô hình tổ chức phân phối các mặt hàng này cũng có những nét riêng biệt:

Kiểm soát sự phân phối các mặt hàng này cần sử dụng các công cụ tác động gián tiếp như: lãi suất, thuế, tín dụng, dự trữ quốc gia, quy chế về tổ chức...

Các doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng .. hàng hoá đến phương thức và chất lượng phục vụ.

Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá cho mạng bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực tiếp, các đại lý) trên địa bàn.

3.5.2. Hoàn thiện khung pháp lý:

Theo những phân tích ở chương 2 thì hệ thống luật pháp liên quan đến thị trường bán lẻ tại Việt Nam vẫn chưa theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của thị

trường. Như vậy, việc Nhà nước xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ là rất cần thiết. Khung pháp lý hoàn chỉnh này sẽ góp phần:

Thứ nhất: Tránh được hiện tượng các doanh nghiệp lớn chèn ép các doanh nghiệp nhỏ. Điều này rất dễ xảy ra vì trong thời gian ngắn tới khi thị trường mở cửa hoàn toàn thì có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài lớn vào Việt Nam. Với năng lực tài chính dồi dào nếu chúng ta không có một cơ chế bình đẳng, minh bạch cho các doanh nghiệp thì việc “cá lớn nuốt cá bé” là hiện tượng có thể đoán trước. Lúc đó người bị “ tổn thương” nhiều nhất chính là các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Thứ hai: Ngăn chặn hành vi liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ, giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất để chèn ép đối thủ hay ép giá người tiêu dùng.

Thứ ba: Đảm bảo được chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng hoá trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng nếu pháp luật không nghiêm minh thì người dễ bị tổn thương nhất chính là người tiêu dùng. Thực tế hiện nay đã chứng minh. Nạn hang giả, hang nhái, hang hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng đang tràn ngập thị trường.

Theo đó, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng được khung pháp lý hoàn chỉnh về thị trường bán lẻ:

Xây dựng chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Thông qua quy hoạch này các doanh nghiệp có thể có chiến lược phát triển phù hợp với sự phát triển của thị trường và quản lý của nhà nước.

Hoàn thiện hơn nữa Luật cạnh tranh để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân phối bán lẻ.

Xây dựng những quy định cụ thể về số lượng, quy cách, địa điểm… của các trung tâm mua sắm. Đồng thời cũng có những yêu cầu rõ ràng về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ … sản phẩm trong các siêu thị, trung tâm mua sắm đê bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.

Có những quy định đối với hoạt động quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. Tránh hiện tượng hiểu lầm cho người tiêu dùng, các hiện tượng quảng cáo so sánh, đả kích đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng tiêu chuẩn và hướng dẫn phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh thương mại làm cơ sở là quyết định đầu tư của doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý Nhà nước và định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn nơi mua sắm.

Xây dựng quy chế về tổ chức và quản lý hệ thống phân phối đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù (như xăng dầu, khí đốt, xi măng, sắt thép, phân bón, dược phẩm, chất nổ, rượu, thuốc lá...), bảo đảm nguyên tắc Nhà nước có khả năng kiểm soát và sử dụng các công cụ gián tiếp để tác động kịp thời vào thị trường thông qua các doanh nghiệp đầu nguồn.

Có những hướng dẫn cụ thể đối với các doanh nghiệp về việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường bán lẻ.

Ngoài ra, tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện các luật liên quan: Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Giao dịch điện tử…

3.5.3. Những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam:

Trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa thị trường bán lẻ thì các doanh nghiệp nội địa được dự báo là rất dễ bị “đè bẹp” trước các đại gia nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước.Thế nhưng, với những cam kết gia nhập WTO thì việc trợ cấp các doanh nghiệp gần như xoá bỏ hết. Các doanh nghiệp trong nước không được hỗ trợ về thuế, tiền trợ cấp một cách trực tiếp nữa. Tuy vậy, Nhà nước vẫn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa bằng nhiều cách khác nhau:

Chính sách đất đai: Như đã phân tích ở chương 2 thì điều các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang rất cần chính là đất đai. Theo các chuyên gia phân tích thì trước khi

các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng chiếm lấy những vị trí mặt bằng chiến lược. Để làm được điều đó thì Nhà nước có thể hỗ trợ bằng nhiều cách: nếu nhiều doanh nghiệp cùng thuê một chỗ có thể ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ hơn, hỗ trợ trong việc giải phóng mặt bằng, ưu tiên các doanh nghiệp bán lẻ ở những vị trí đẹp…

Chích sách phát triển nguồn nhân lực: Để đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của mình thì việc doanh nghiệp tự đào tạo lấy gần như là một điều không thể. Bởi, thứ nhất nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành bán lẻ đang rất lớn. Thứ hai, các doanh nghiệp nội địa khó khăn nhiều mặt không thể bỏ ra chi phí lớn để đào tạo. Để giải quyết vấn đề này Nhà nước và doanh nghiệp cần bắt tay với nhau. Doanh nghiệp phân tích rõ nhu cầu của mình. Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cùng với doanh nghiệp đào tạo. Nếu doanh nghiệp cùng Nhà nước đào tạo vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp vừa đảm bảo người học có việc ngay.

Chính sách khuyến khích phát triển các loại hình thương mại hiện đại: Khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung; trung tâm logistics, tổng kho buôn buôn; trung tâm thương mại siêu thị; siêu thị ảo, chợ ảo; sàn giao dịch hàng hoá; hỗ trợ và phát triển cơ sở hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử.

Chính sách tạo thuận lợi cho sự phát triển đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp với quy mô, số lượng và phương thức hoạt động khác nhau. Sự cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp này sẽ là động lực cho sự phát triển của thị trường.

Khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và vận hành những mô hình thương mại hiện đại ở những trung tâm công nghiệp, đô thị mới mở phù hợp với chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước, chính sách phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ...

Chính sách hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp xúc với các nguồn thông tin tin cậy, chính xác. Tăng cường năng

lực cung cấp thông tin dự báo về thị trường trong nước, dự báo về biến động giá cả hàng hoá trong nước và quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp và thương nhân có được nguồn thông tin phục vụ kinh doanh hiệu quả, giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin có liên quan đến hệ thống thương mại quốc tế. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực bán lẻ để các chuyên gia và thương nhân bán lẻ có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển hoạt động bán lẻ trên thị trường. Đồng thời, các hội nghị, hội thảo này cũng giúp các cơ quan lãnh đạo có thể biết được vướng mắc, mong muốn của các doanh nghiệp bán lẻ để từ đó có thể đưa ra được những chính sách phù hợp.

Chích sách hỗ trợ khác: vốn, xử lý tài sản, thuế thu nhập…Tuy nhiên tránh các hỗ trợ trái với nguyên tắc của WTO Nhà nước có thể hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua rất nhiều hình thức gián tiếp như: giãn thời gian nộp thuế, chấp nhận hình thức tín chấp… Đối với các doanh nghiệp Nhà nước cho phép chủ động chuyển đổi, hoán đổi các tài sản ( cửa hàng, bến bãi…) không còn phù hợp hay hoạt động kém hiệu quả.

3.5.4. Đẩy mạnh mối liên kết với các doanh nghiệp:

Mối liên kết giữa các doanh nghiệp ở đây có thể hiểu đó là mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với doanh nghiệp bán lẻ ( liên kết ngang); liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất (liên kết dọc) hay mối liên kết hỗn hợp. Kinh nghiệm từ Singalpore đã chứng minh việc liên kết có rất nhiều tác dụng. Đầu thập niên 70, trung tâm mua sắm tại Singapore phát triển một cách ào ạt. Để chuẩn bị đứng vững trước sự bùng nổ các trung tâm mua sắm sau này 10 đại gia bán lẻ của Singapore lúc đó đã liên kết với nhau để thành lạp hiệp hội bán lẻ Singapore (SRA). Nhờ quy chế hoạt động rõ ràng, sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp nên SRA không ngừng phát triển và đứng vững trước sự cạnh tranh của các đại gia nước ngoài. Đến nay, SRA có 210 thành viên, chiếm tới 70 % doanh số bán lẻ trên thị trường Singapore. Để đẩy mạnh mối liên kết giữa các doanh nghiệp cần:

Nhanh chóng phát triển, tăng cường hiệu quả hoạt động của hiệp hội bán lẻ Việt Nam. Hiệp hội sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên; cầu nối giữa doanh nghiệp với chính quyền để xây dựng các chính sách phát triển bán lẻ, cung cấp

Một phần của tài liệu Thị trường bán lẻ (Trang 66)