Các doanh nghiệp bán lẻ

Một phần của tài liệu Thị trường bán lẻ (Trang 85 - 90)

Theo số liệu tổng điều tra, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối tăng hơn 2 lần trong thời kỳ 2000-2004, từ gần 14.100 doanh nghiệp lên gần 28.600 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động bán buôn tăng gần 170% và bán lẻ tăng gần 50%. Các doanh nghiệp bán lẻ (bao gồm tất cả các doanh nghiệp bán lẻ chính thống và các doanh nghiệp thương mại khác thực hiện thêm chức năng bán lẻ, chẳng hạn doanh nghiệp bán buôn nhưng vẫn tham gia bán lẻ) ở các thành phần kinh tế khác nhau có mức đóng góp trong tổng mức bán lẻ cũng khác nhau. Có thể nhìn vào biểu đồ cơ cấu các thành phần kinh tế trong tổng mức bán lẻ hàng hóa để thấy rõ hơn điều đó.

Biểu đồ 2.3

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của cả nước phân theo cơ cấu các thành phần kinh tế giai đoạn 2000 – 2005

(Nguồn tổng cục thống kê)

Thông qua biểu đồ có thể thấy thị trường bán lẻ đã có sự thu hút và tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự tăng trưởng nhất định. Năm 2000 và 2001 tỷ trọng của thành phần kinh tế này chỉ chiếm 1.6% nhưng đã có sự tăng đột biến gấp hơn 2 lần vào năm 2002 là 3.9% tiếp tục tăng vào năm 2003 là 4,1% sau đó giảm nhẹ và giữ ở mức ổn định là 3.8%. Giải thích cho sự giảm nhẹ này không phải là do tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm mà thực tế là có tăng song tăng không nhiều bằng tổng mức bán lẻ của các thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng của thành phần kinh tế này còn khá nhỏ bé trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ vì luật pháp Việt Nam vẫn chưa cho phép các doanh nghiệp bán lẻ 100 % vốn nước ngoài được phép hoạt động mà chỉ cho phép các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động dưới dạng liên doanh. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam vẫn có sự phân biệt đối xử nhất định giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế nhà nước giảm đều qua các năm trung bình khoảng 0.5% một năm. Giai đoạn 2000- 2006 là giai đoạn sắp

xếp cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ diễn ra mạnh mẽ. Rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước kinh doanh theo kiểu quan liêu bao cấp làm ăn thua lỗ đã bị giải thể. Bởi vậy, năm 2000 tỷ trọng của thành phần kinh tế này là 16,7% thì đến năm 2005 là 12,9% và năm 2006 chỉ còn 12,4%.

Thành phần kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình bán lẻ) với sự năng động nhạy bén của mình thực sự đã chiếm phần chi phối thị trường bán lẻ. Tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của thành phần kinh tế này luôn trên 80% và tăng đều đặn qua các năm.

* Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam:

Dưới đây là một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam:

-Liên hiệp tác xã thương mại Sài Gòn Co.op khi ra đời có vốn ban đầu 100 triệu đồng2 đến nay tổng tài sản trị giá vài trăm tỷ đồng và hiện là DNBL hàng đầu tại Việt Nam. Đến nay Sài Gòn Co.op đã có 25 siêu thị mang nhãn hiệu Co.op Mart hoạt động chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Quy Nhơn, Tiền Giang sắp tới là An Giang, Vĩnh Long, Long An. Ngoài ra doanh nghiệp này còn mở rộng thêm kênh phân phối là các cửa hàng tiện lợi mang tên Co.op “bày bán khoảng 2.000 mặt hàng với 80% nguồn hàng do Sài Gòn Co.op cung cấp, 20% còn lại tùy vị trí và nhu cầu dân cư mà người quản lý cửa hàng sẽ đưa vào thêm.”

- Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ G7: Công ty chủ trương xây dựng hệ thống chuỗi các cửa hàng tiện lợi G7 Mart. Công ty chủ trương không hình thành những cửa hàng trong chuỗi các cửa hàng được trang bị quá hiện đại. Mỗi cửa hàng công ty chỉ đầu tư khoảng từ 50-200 triệu. Chủ yếu các cửa hàng là các cửa hàng có sẵn cơ sở vật chất (địa điểm cửa hàng) nhân công tại chỗ ( chủ cửa hàng). Điểm chung nhất của các cửa hàng này là chuẩn hoá. Tức là công ty tiến hành nâng cấp, trang trí thiết kế lại cửa hàng; tổ chức trưng bày lại hàng hoá; thống nhất và ổn định nguồn cung; chuẩn hoá các dịch vụ thông qua đào tạo kỹ năng bán hàng, ứng dụng

công nghê... Hiện nay dự án bán lẻ này phát triển rất nhanh chóng đã có tới hơn 500 cửa hàng tiện lợi được thành lập.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái: Đây là một tập đoàn phân phối phát triển rất nhanh và có phong cách làm việc rất hiện đại, chuyên nghiệp. Công ty có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trung bình khoảng 40% / năm trong những năm gần đây. Hiện nay công ty đã có hơn 3000 đại lý bán sỉ; 50000 đại lý bán lẻ; hàng trăm nhà phân phối phụ...

- Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA: Công ty được thành lập dựa trên sự liên kết của 4 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam : công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái; tổng công ty Sài Gòn Co.op; Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA); tổng công ty thương mại Hà Nội (HAPRO). Công ty này được kỳ vọng sẽ là công ty đầu tàu trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Đồng thời, sự thành lập của công ty có thể coi là bước đi kịp thời của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đó là thành lập các tổng công ty mạnh về vốn và quy mô để có thể cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

- Một số doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn khác: Hệ thống chuỗi siêu thị thời trang Vinatex của Tổng công ty Dệt may Việt Nam ( hiện nay đã có 17 siêu thị và 19 cửa hàng trên toàn quốc); công ty trách nhiệm hữu hạn Cà phê Trung Nguyên với trên 100 cửa hàng; công ty trách nhiện hữu hạn An Nam cớ 12 cửa hàng Phở 24...

* Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài:

Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính thức hoạt động tại Việt Nam trong thời gian chưa nhiều. Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu tiên hoạt động tại thị trường Việt Nam là từ năm 1997. Đồng thời số lượng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tham gia kinh doanh cũng chưa nhiều. Giải thích cho điều đó có nhiều lí do: thu nhập của người dân chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa tốt... Nhưng lí do chủ yếu nằm ở luật pháp Việt Nam. Đó là để bảo vệ các doanh nghiệp bán lẻ còn yếu

kém trong nước thì luật Việt Nam chưa cho phép các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động dưới hình thức 100% vốn.

Tuy số lượng ít ỏi song các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài luôn là những đối thủ có sức cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Phong cách quản lý chuyên nghiệp hiện đại, số lượng vốn dồi dào, chuỗi cung ứng hàng hoá đa dạng ổn định, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt chính là những điểm nổi bật của những doanh nghiệp bán lẻ này.

Sau đây là một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tiêu biểu ở Việt Nam:

- Tập đoàn Bourbon của Pháp: Tập đoàn này bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1999 khi mở siêu thị Big C tại Đồng Nai. Hoạt động kinh doanh của tập đoàn này rất phát triển. Doanh số kinh doanh trung bình các năm luôn lên tới 20- 30%. Hệ thống các siêu thị Big C cũng không ngừng được mở rộng: Big C Thăng long Hà Nội, Big C tại Hồ Chí Minh, Big C tại Hải Phòng.Hệ thống Big C được đánh giá là một trong những hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam.

- Tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức: Đây là tập đoàn bán lẻ lớn thứ 3 trên thế giới. Tập đoàn này bắt đầu mở 2 siêu thị bán buôn đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 3/2002 và tháng 12/2002. Hệ thống siêu thị bán buôn Metro là những kiểu mẫu cho loại hình hệ thống phân phối dọc do thành viên là nhà bán buôn có quy mô lớn và có ảnh hưởng lớn trong công tác quản lý. Hệ thống siêu thị Metro đem lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng:

+ Chủng loại hàng hoá đa dạng

+ Giá rẻ: Nhờ có sức mua lớn và chi phí thấp nên Metro đảm bảo cung ứng hàng chất lượng cao với giá rẻ nhất cho khách hàng

+ Dịch vụ hậu mãi: Bộ phận dịch vụ khách hàng hỗ trợ một cách hữu hiệu mọi vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm

+ Nhà kho của khách hàng: Nhờ có hệ thống quản lý hiện đại của Metro, mọi hàng hoá luôn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu theo số lượng, giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa lượng hàng lưu kho và vận dụng tối đa nguồn vốn.

+ Ngoài ra: bãi đậu xe miễn phí, thông tin trực tiếp đến khách hàng, giờ mở của thuận tiện...

Chính những lợi thế cạnh tranh lớn như vậy mà trong vòng 4 năm (tính đến hết năm 2006) hệ thống siêu thị của Metro đã lên tới con số 8.

- Bên cạnh đó cũng cần kể đến một số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài khác như: Parkson (Malaisia), Zen plaza (Nhật Bản)...

Một phần của tài liệu Thị trường bán lẻ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w