Các mặt hàng trên thị trường bán lẻ chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng. Các sản phẩm tiêu dùng như: sản phẩm chế biến ( hàng thực phẩm qua chế biến, hàng điện tử - điện lạnh, sản phẩm may mặc – giày da...); các sản phẩm nông sản (sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi); sản phẩm thuỷ sản (tôm , cua cá...).. Do điều kiện kinh tế sản xuất phát triển cộng với chính sách mở cửa nền kinh kế khá thông thoáng của Nhà nước nên trong những năm gần đây hàng hoá trên thị trường bán lẻ rất phong phú, đa dạng. Người tiêu dùng đã ngày càng được tiếp cận, tiêu dùng những sản phẩm hiện đại, mẫu mã hợp thời trang và chất lượng đảm bảo. Rất nhiều thương hiệu nước ngoài như Sony, Sam sung, Nokia...xuất hiện tại Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Đồng thời, khối lượng hàng hoá sản xuất, nhập khẩu, cung ứng trên thị trường cũng luôn luôn dồi dào đủ đảm bảo cung ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, số lượng và chất lượng hàng hoá thì giá cả cũng là một yếu tố rất đáng quan tâm của người tiêu dùng. Nhìn chung, giá cả hàng hoá trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây khá ổn định, mức độ tăng vừa phải. Sự thay đổi giá cả hàng hoá được thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Giá cả hàng hoá qua các năm (giai đoạn 2000- 2006) Đơn vị: %
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Như vậy, giá cả hàng hoá trên thị trường nhìn chung tăng khá đều đặn không có sự tăng đột biến. Riêng năm 2004 giá cả hàng hoá có tăng khá lớn (từ 106,2% năm lên 144,4% ) chủ yếu là do tác động của sự tăng giá các mặt hàng khai thác mỏ, nước, sản phẩm lâm nghiệp. Các mặt hàng chế biến, sản phẩm nông nghiệp mức tăng khá đều đặn trung bình 4- 5%/năm.