Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đội ngũ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 76 - 79)

cấp tỉnh nói riêng, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của đội ngũ này trong việc tự phấn đấu rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lý luận

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có vị trí quan trọng không chỉ đối với tỉnh mà còn là một khâu quan trọng liên kết với trung ương. Mọi sự lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân và mọi sự phản hồi của nhân dân đối với Đảng đều phải qua cấp tỉnh. Có thể nói, chất lượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lãnh đạo của Đảng.

Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Do vị trí của mình, đội ngũ này phải có trình độ cử nhân chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trên thực tế chỉ có 79,3% số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh bình quân cả nước có trình độ lý luận từ cao cấp trở lên. ở Bắc Giang còn thấp hơn, chỉ có 70,2% số cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là có trình độ lý luận cao cấp, cử nhân chính trị, đó là chưa kể trong số này đa phần đã tốt nghiệp từ cách đây năm đến mười năm. Họ đang rất cần được đào tạo lại, bồi dưỡng thêm để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng khi đề bạt cán bộ lãnh đạo trong hồ sơ có ghi đã qua lý luận cao cấp thì mặc nhiên là họ đủ điều kiện rồi và không bao giờ nghĩ tới chuyện phải đi học thêm lý luận nữa. Mặt khác, công việc ở tỉnh nặng về giải quyết hành chính giấy tờ chưa thúc bách họ hăng say học tập lý luận. Bình quân trong cả nước còn có 18,4% cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có trình độ lý luận trung cấp và 64% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. ở Bắc Giang tương ứng là 29,8% và 82,9%. Rõ ràng con số này phần nào đã phản ánh đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước ta chưa được chuẩn hóa. Hồ Chủ tịch đã lưu ý: "Cán bộ đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa" [43, tr. 231].

Đó là chưa kể những người có học lý luận rồi mà hoạt động vẫn kém hiệu quả. Theo chúng tôi, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nhất thiết phải có trình độ đại học chính qui và có trình độ cử nhân lý luận chính trị. Trong nhiệm kỳ công tác của tỉnh

phải được bồi dưỡng lý luận ít nhất một lần vào nửa đầu nhiệm kỳ của Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ.

Trong những năm qua, công tác đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế cho thấy chất lượng đào tạo chưa cao. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa được cải tiến cho phù hợp với yêu cầu của tình hình. Nên chăng, có chương trình đào tạo lý luận riêng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. ở đó sẽ kết hợp giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chuyên sâu với việc cùng giải quyết những vấn đề thực tiễn ở địa phương đặt ra. Mặt khác, cán bộ được cử đi học phải học tập hăng say, nghiêm túc để đạt kết quả tốt. Có chính sách rõ ràng để họ yên tâm học tập. Đối với người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, khi đã vững vàng về tư duy khoa học, thì khả năng loại bỏ lối tư duy phiến diện, một chiều càng cao, việc khắc phục tư duy giáo điều, kinh nghiệm càng có hiệu quả. Chính vì thế, đào tạo nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là vấn đề cốt lõi để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Nhưng vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đội ngũ cán bộ này có trình độ tư duy lý luận ở mức độ nắm chắc thực chất phương pháp tư duy biện chứng duy vật và vận dụng được phương pháp đó trong nhận thức và trong hoạt động lãnh đạo. Chỉ có thông qua đào tạo trong nhà trường và nâng cao ý thức thường xuyên học tập, nghiên cứu lý luận thông qua hoạt động thực tiễn thì đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh mới có thể giải quyết tốt vấn đề này.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng chất lượng đào tạo cán bộ, cả về mặt trình độ và năng lực tư duy lý luận, không chỉ phụ thuộc vào bản thân hoạt động đào tạo, mà còn phụ thuộc vào ý thức tự giác và phương pháp học tập của chính đội ngũ cán bộ. Chính vì thế, quá trình đào tạo cần phải làm thế nào để hun đúc cho người học ý thức tự giác học tập, nghiên cứu để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Phải phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong việc tự học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Bởi lẽ, thiếu sự chủ động, tích cực, sáng tạo của chính đội ngũ này thì chúng ta không bao giờ nâng cao

được năng lực tư duy lý luận cho họ. Mọi giải pháp về phía Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội chỉ có tác dụng khi chính đội ngũ này có quyết tâm cố gắng phấn đấu vươn lên, tự học tập, tự rèn luyện, tự trau dồi nâng cao năng lực tư duy lý luận. Muốn vậy, trước hết, phải động viên, cổ vũ, khơi dậy được ở đội ngũ này tình cảm, nhiệt tình cách mạng, cũng như nâng cao ý chí phấn đấu vươn lên; thứ hai, phải hình thành được cơ chế chính sách theo hướng khuyến khích, thúc đẩy họ tích cực, chủ động, nhạy bén, sáng tạo trong học tập cũng như hoạt động chỉ đạo thực tiễn; thứ ba, từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân với tư cách là nhân tố "thúc đẩy, gây áp lực" và tạo nền tảng xã hội để phát triển năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Bởi lẽ, để lãnh đạo có hiệu quả những đối tượng có năng lực tư duy lý luận thì bản thân người lãnh đạo phải tự mình nâng cao năng lực tư duy lý luận. Điều này sẽ gián

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 76 - 79)